Đối với một doanh nghiệp lớn, việc các thành viên có số tiền lên đến nghìn tỷ trong ngân hàng có phải là chuyện quá bình thường khi doanh thu vẫn tương xứng với số tiền lãi đến từ việc kinh doanh mang những giá trị thiết thực đến cho khách hàng.
Với mức lợi nhuận như trên, thì việc chỉ sau vài năm Tân Hiệp Phát tích lũy được vài nghìn tỷ đồng chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, dường nhu nhu cầu giữ lợi nhuận để tái đầu tư không lớn nên gần như lãi được bao nhiêu là Tân Hiệp Phát lại phân phối lại cho các chủ sở hữu của mình.
Điều này được thể hiện rất rõ qua việc lãi ròng của riêng trong năm 2014 là 730 tỷ – cũng như đạt tổng lợi nhuận nhiều nghìn tỷ đồng trong suốt nhiều năm qua – nhưng vốn chủ sở hữu của Tân Hiệp Phát đến cuối năm 2014 chỉ có vỏn vẹn 608 tỷ đồng trên vốn điều lệ 276 tỷ đồng.
Hiếm có công ty nào chưa bán cổ phần cho đối tác bên ngoài đạt được mức lợi nhuận cao như Tân Hiệp Phát
Điều này cho thấy Tân Hiệp Phát chỉ giữ lại rất ít nhuận để duy trì hoạt động, còn lại phần lớn lãi tạo ra được phân phối lại cho gia đình ông Trần Quí Thanh – những người đang sở hữu 100% vốn của công ty. Đây có thể chính là nguồn gốc của phần lớn số tiền được mang gửi tiết kiệm.
Rõ ràng, nếu như hàng năm Tân Hiệp Phát đều đặn tạo ra khoản lãi lên đến cả nghìn tỷ như năm 2014 mà không có nhu cầu đầu tư thêm quá lớn thì việc phân phối lại phần lớn lợi nhuận cho các chủ sở hữu sử dụng vào việc khác “có hiệu quả hơn” là một lựa chọn hợp lý.
Về bản chất, Tân Hiệp Phát là công ty của gia đình ông Thanh nên việc Tân Hiệp Phát giữ lại lợi nhuận và trực tiếp gửi tiết kiệm hay gia đình ông Thanh lấy tiền về rồi mang đi gửi không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu Tân Hiệp Phát gửi tiền vào ngân hàng thì lãi suất tiền gửi doanh nghiệp sẽ không thể cao bằng cá nhân gửi tiền tiết kiệm. Vì thế, phương án đầu tư tiền gửi tiết kiệm thông qua các cá nhân rõ ràng có lợi hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét