Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

<> NEW! Social SEO <>

Hi,

Get some SEO action with the latest Social SEO Strategy, our Social Signals
Boost, which will improve your ranks in just 1 week, safely and permanently

check more details about our plans here
https://realsocialsignals.co/buy-social-signals/









Unsubscribe:
https://mgdots.co/unsubscribe/

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

FLC đề xuất đầu tư dự án 80.000 tỷ đồng tại Bình Chánh

  FLC mới đây đã đề xuất xây khu phức hợp xanh Smart Eco City tại huyện Bình Chánh (TP HCM) với quy mô hơn 1.150 ha, tổng mức đầu tư 80.000 tỷ đồng. Theo quy hoạch, dự án sẽ có tòa tháp cao 99 tầng.

FLC sắp đầu tư dự án 80.000 tỷ đồng với tòa nhà cao 99 tầng tại huyện Bình Chánh  - Ảnh 1.

Phối cảnh khu đô thị phức hợp quy mô gần 1.200 ha do FLC đề xuất tại Bình Chánh. (Ảnh: FLC).

Ngày 8/2, Ban Thường vụ Huyện uỷ Bình Chánh (TP HCM) đã có buổi làm việc để nghe các đại diện CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) báo cáo chi tiết về kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Theo đó, đại diện FLC đã báo cáo chi tiết về đề xuất đầu tư Khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, với quy mô 1.154 ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Giá nhà đất tại Hà Nội tăng 20 - 30%

Theo thống kê của VARs, giá nhà đất tại Hà Nội ghi nhận biến động mạnh trong năm vừa qua, bình quân tăng khoảng 20 - 30%. Đặc biệt một số vùng tăng tới 50% như Ba vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/gia-nha-dat-tai-ha-noi-tang-20-30-20220126205145415.htm



Thị trường bất động sản Việt Nam 2021 xoay quanh câu chuyện chính là tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở nghiêm trọng, đặc biệt là phân khúc vừa túi tiền. Báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, Hà Nội không có dự án bất động sản mới nào về đô thị và nhà ở được phê duyệt trong năm vừa qua. Sản phẩm mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước.

Cụ thể, số lượng căn hộ được chào bán trên toàn thị trường năm 2021 đạt 16.841 sản phẩm. Lượng giao căn hộ dịch đạt 7.477/16.841 sản phẩm. Trong đó, căn hộ được chào bán phần lớn là hàng tồn từ các năm trước, chiếm hơn 80%.

Phân khúc căn hộ chủ yếu được chào bán là phân khúc trung và cao cấp, phân khúc binh dân hiện chỉ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 5%) và nằm ở các vùng ven của thủ đô. Tỷ lệ hấp thụ (bao gồm cả căn hộ và thấp tầng, đất nền) quý đầu năm chỉ đạt gần 31% nhưng ssang quý cuối năm đã được cải thiện lên hơn 40%.

Cũng theo VARs, ngoài các dự án được phê duyệt đúng quy định, thị trường bất động sản tại thành phố Hà Nội còn xuất hiện nhiều bất động sản đất nền trong dân tham gia, tạo nguồn cung cho thị trường, ước đạt hàng nghìn sản phẩm.

Một số địa phương xuất hiện nhiều sản phẩm đất nền của dân đang chào bán, điển hình như Ba Vì, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn.

Tại các khu vực đất đai tự phân lô bán nền của dân, hiện tượng rao bán nhiều, có thời điểm “nóng” nhưng giao dịch thực tế ít, chủ yếu là giữa các nhà đầu tư với nhau, Lượng giao dịch thực cũng chỉ đạt khoảng 10 - 15% lượng chào bán.

Đánh giá chung về thị trường năm 2021, đại diện VARs cho biết, nguồn cung chính thống ghi nhận khan hiếm do những vướng mắc pháp lý nên chậm phê duyệt dự án đầu tư. Các dự án đã được phê duyệt cũng khó tham gia thị trường vì vướng đền bù giải phóng mặt bằng do giá đất tăng cao.

Nhiều bất động sản tự do tham gia thị trường và hiện tượng nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm bất động sản để đầu tư đã làm nóng thị trường bất động sản Hà Nội. Năm 2021, Hà Nội cũng xuất hiện liên tiếp các đợt sốt đất bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp. Điển hình là tháng 2, tháng 3 và tháng 11, tháng 12. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở các vùng đất đai trong dân cư và ở các vùng ngoại thành, có xu hướng phát triển thành quận.

Cũng theo VARs, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội trong năm vừa qua ghi nhận ổn định hoặc tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá nhà đất biến động mạnh, bình quân tăng khoảng 20 - 30%. Đặc biệt một số vùng trước đó có mức giá thấp thì nay tăng khoảng 50% như Ba vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.

Lợi nhuận Tín Nghĩa (TIP) sụt giảm 33%, phần lớn nguồn thu đến từ chuyển nhượng đất

  Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của KCN Tín Nghĩa giảm 33% còn so với năm trước đó về 92 tỷ đồng. Phần lớn nguồn thu doanh nghiệp đến từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hai công ty con Tín Khải và Thống Nhất.

Tín Nghĩa (TIP) lãi sau thuế 92 tỷ, gần nửa doanh thu đến từ công ty con - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021 TIP.

CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã chứng khoán: TIP) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu thuần giảm 47% so với cùng kỳ, xuống còn 62 tỷ đồng.

Mặc dù giá vốn bán hàng giảm 19% xuống 24 tỷ đồng, biên lãi gộp của Tín Nghĩa vẫn giảm từ 74,3% ở quý cùng kỳ xuống còn 61%. Trong quý IV, doanh nghiệp thu về gần 14 tỷ đồng lãi góp vốn, lãi tiền gửi và lãi cho vay. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng gần như không phát sinh.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Doanh thu quý IV bứt tốc, Nam Long vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021

  Doanh thu thuần quý IV/2021 của Nam Long tăng hơn 380% so với cùng kỳ và cao gấp 5,6 lần tổng doanh thu thuần ba quý trước. Điều này giúp Nam Long vượt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2021.

Lũy kế cả năm 2021, phần doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự này đã tăng 510% so với cùng kỳ, song doanh thu từ các nguồn còn lại như dịch vụ tổng thầu và xây dựng, cung cấp dịch vụ, chuyển nhượng dự án, cho thuê bất động sản đầu tư đều giảm. 

Do đó, tổng doanh thu thuần năm 2021 của Nam Long tăng 135%, đạt 5.206 tỷ đồng. Giá vốn giảm, biên lợi nhuận gộp tăng kéo theo lợi nhuận gộp công ty tăng 165%, đạt 1.778 tỷ đồng. 

Quý IV bứt tốc nhờ bán căn hộ, Nam Long vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Hiền Minh tổng hợp từ BCTC của Nam Long.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Novaland có tân Chủ tịch

Ông Bùi Thành Nhơn rút khỏi HĐQT Novaland, nhường vị trí lại cho một nhân sự cấp cao 10 năm tại công ty.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/novaland.html

Ông Bùi Thành Nhơn vừa công bố đơn từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL), đồng thời rời khỏi HĐQT doanh nghiệp kể từ ngày hôm nay (20/1/2022). 

"Tôi tin tưởng trao quyền xây dựng chiến lược phát triển cho những cộng sự sát cánh lâu năm và dày dạn kinh nghiệp, tiêu biểu như ông Bùi Xuân Huy cùng bộ máy điều hành quản lý mới." ông Nhơn chia sẻ. 

Ông Bùi Thành Nhơn rời 'ghế nóng' Novaland - Ảnh 1.

Ông Bùi Xuân Huy, tân Chủ tịch HĐQT Novaland. (Ảnh: Novaland).

Còn tiếp...

Tham khảo:  https://vietnammoi.vn/novaland-co-tan-chu-tich-20220120222959608.htm

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Vinhomes tiếp tục thống trị phân khúc đất nền tại Hà Nội

  Theo các chuyên gia từ Colliers, trong quý IV/2021, Vinhomes tiếp tục thống lĩnh thị trường bất động sản đất nền với nhiều khu đô thị lớn có tiềm năng về vị trí.

Báo cáo quý IV/2021 của Colliers cho thấy, thị trường biệt thự và nhà phố tại Hà Nội và TP HCM ghi nhận số lượng nguồn cung tăng đáng kể. Nguyên nhân là vì trước đó hầu hết các chủ đầu tư đã phải lùi thời gian mở bán do ảnh hưởng của Covid-19. 

Hầu hết nguồn cung trong quý đến từ giai đoạn tiếp theo hoặc giai đoạn trước của các dự án hiện hữu. Bên cạnh đó, tại TP HCM, lượng hàng tồn kho từ thị trường thứ cấp vẫn còn lớn.

Trên thị trường sơ cấp, số lượng giao dịch đã tăng mạnh sau khi hai thị trường này mở cửa. 

Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông giúp thị trường Hà Nội sôi động hơn

Vinhomes tiếp tục thống lĩnh thị trường bất động sản đất nền Hà Nội - Ảnh 2.

Thống kê về nguồn cung, số lượng dự án và số căn biệt thư, nhà phố ba tháng cuối năm tại Hà Nội và TP HCM. (Nguồn: Colliers).

Còn tiếp...

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất kéo dài ngõ 62 Tân Thụy đến phố Mai Phúc

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất kéo dài ngõ 62 Tân Thụy đến phố Mai Phúc với diện tích khoảng 7.629,033 m2, dài khoảng 490 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Phúc Đồng. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Phúc Đồng nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnammoi.vn/nhung-khu-dat-sap-thu-hoi-de-mo-duong-o-phuong-phuc-dong-long-bien-ha-noi-phan-2-20220110082340913.htm 

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Cao tốc Bắc Nam: Tính lại suất đầu tư 201 tỷ đồng/km, làm rõ cơ chế nhượng quyền thu phí khi đầu tư công

 Tại phiên thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu đề nghị làm rõ suất đầu tư tuyến đường, cân nhắc mở rộng làn đường, cơ chế nhượng quyền thu phí khi đầu tư công và công tác giải phóng mặt bằng,...

Cao tốc Bắc Nam: Tính lại suất đầu tư 201 tỷ đồng/km, làm rõ cơ chế nhượng quyền thu phí khi đầu tư công - Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp ngày 10/1. (Ảnh: Quốc hội).

Cần tính toán lại suất đầu tư 201 tỷ đồng/km

Chiều 10/1, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Cho ý kiến về dự án, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 147.000 tỷ đồng. Như vậy, suất đầu tư 201 tỷ đồng/km tính cả giải phóng mặt bằng và không giải phóng mặt bằng là 175 tỷ đồng/km.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

'Nên làm cao tốc Bắc Nam với 6-8 làn xe thay vì 4 làn, cân nhắc thời gian bố trí vốn hơn 72.000 tỷ đồng từ Chương trình phát triển KT-XH'

 Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Lê Ngọc Hải đề nghị quy hoạch, bố trí xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ 4 làn xe thành 6 đến 8 làn để có tầm nhìn phát triển về lâu dài. Còn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh băn khoăn về nguy cơ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội hết thời hạn thực hiện mà công trình chưa được triển khai, làm ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn hơn 72.000 tỷ đồng.

Chiều 6/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh, thành phố tiến hành thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

'Nên làm cao tốc Bắc Nam với 6-8 làn xe thay vì 4 làn, cân nhắc thời gian bố trí vốn hơn 72.000 tỷ đồng từ Chương trình phát triển KT-XH' - Ảnh 1.

Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tiến hành thảo luận tổ về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam. (Ảnh: Quốc hội).

Cần quy hoạch lên 6-8 làn xe để phát triển lâu dài

Tại buổi thảo luận tổ, các đại biểu TP Đà Nẵng đồng tình việc thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Theo các đại biểu, đây là một chiến lược quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh - quốc phòng, giảm áp lực cho các tuyến giao thông quốc gia.

Đại biểu Lê Ngọc Hải nhận định công trình là hành lang vận tải hết sức quan trọng, kết nối ba miền Bắc - Trung – Nam, tuy nhiên, ông còn băn khoăn về thời gian thi công mà Chính phủ trình từ 2022 đến 2024 là khó khả thi, vì công việc khảo sát, thiết kế, giải phóng mặt bằng rất phức tạp, qua nhiều công đoạn, do đó nên xác định lại thời gian ít nhất là 2025.

Còn tiếp...