Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Ba dự án giao thông gần nghìn tỷ đồng tại Bắc Ninh lùi tiến độ đến năm 2022

  Các dự án mở rộng đường và xây nút giao thông tại TP Bắc Ninh và huyện Tiên Du đều lùi tiến độ đến giai đoạn 2021 - 2022.

Ba dự án giao thông gần nghìn tỷ đồng tại Bắc Ninh lùi tiến độ đến năm 2022 - Ảnh 1.

Một góc TP Bắc Ninh. (Ảnh: VGP).

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản về việc điều chỉnh ba dự án giao thông tại TP Bắc Ninh và huyện Tiên Du.

Cụ thể, với dự án đầu tư xây dựng rộng đường Lý Anh Tông và đường nối ngoài phạm vi nút giao thông phía tây nam TP Bắc Ninh; và dự án đầu tư xây dựng nút giao thông phía tây nam (giai đoạn 2), tỉnh điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 – 2020 đến hết năm 2021.

Đây là hai dự án từng được tỉnh xác định là công trình giao thông trọng điểm của Bắc Ninh trong năm 2020. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ hoàn thành 13 dự án giao thông với chiều dài gần 19,9 km, tổng mức đầu tư hơn 1.271 tỷ đồng trong năm 2020; trong đó có hai dự án trên. 

Còn tiếp...

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Huyện Sóc Sơn bổ sung 63 dự án vào kế hoạch sử dụng đất 2021, thu hồi hơn 480 ha đất

  Trong danh mục điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội quyết định thêm 63 dự án, với tổng diện tích 1.190,82 ha, cần thu hồi 481,48 ha.

Huyện Sóc Sơn bổ sung 63 dự án vào kế hoạch sử dụng đất 2021, thu hồi hơn 480 ha đất - Ảnh 1.

Huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Trọng Tùng).

Đáng chú ý có dự án khu công nghiệp sạch Sóc Sơn do CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng DDK làm nhà đầu tư.

Dự án nằm tại các xã Minh Trí, Tân Dân với diện tích 302,77 ha. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến 3.226,92 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 850 tỷ đồng.

Dự án bảo tồn khu IV - khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần thuộc khu du lịch văn hóa huyện Sóc Sơn thuộc xã Sóc Sơn, thu hồi 65,1 ha.

Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500 m từ khu xử lý chất thải Sóc Sơn) kết hợp trồng cây xanh tạo hành lang cách ly tại xã Nam Sơn, Hồng Kỳ, Bắc Sơn, thu hồi 322,41 ha.

Một số dự án làm đường đáng chú ý như Vành đai 4 địa phận tỉnh Bắc Giang (đoạn qua xã Tân Hưng, Sóc Sơn), thu hồi 0,9 ha; nâng cấp đường QL3 - Kim Sơn - đường 35 qua xã Hồng Kỳ, thu hồi 1,3 ha; đường 35 - Phú Hạ - Thanh Sơn qua xã Minh Phú, thu hồi 2 ha; đường kết nối cầu vượt sông Cầu đến nút giao Bắc Phú của tuyến QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, thu hồi 6 ha; cairt tạo, nâng cấp đường 35 - Vĩnh Hà - hồ Đồng Quan đoạn xã Nam Sơn, thu hồi 2,5 ha;..

Trong danh mục này có nhiều dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá, khu tái định cư, mở rộng nhiều trường học.

Đơn cử như xây dựng HTKT khu tái định cư xã Bắc Sơn phục vụ di dân vùng ảnh hưởng của khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, thu hồi 7,8 ha; xây dựng HTKT chỉnh trang, phát triển khu dân cư tại Cửa Kho, thôn Bình An, xã Trung Giã, thu hồi 4,62 ha; xây dựng HTKT khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ để đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Đồng Sau, thôn Trạch Lỗi, xã Thanh Xuân, thu hồi 0,41 ha;...

Còn tiếp...

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 tăng mạnh so với kỳ tính giá ngày 11/10.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá bán lẻ xăng dầu tại Singapore. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua tăng rất nhanh.

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn và giữ nguyên các loại thuế phí hiện tại, ở kỳ điều hành ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng 1.420 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng 1.940 đồng/lít.

Trong khi đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel có khả năng tăng 1.140 đồng/lít; dầu hỏa tăng 970 đồng/lít và dầu mazut tăng 180 đồng/kg.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ tư liên tiếp và chỉ còn kém đỉnh lịch sử khoảng 2.500 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92 và kém khoảng 1.300 đồng đối với xăng RON 95.

Cụ thể, vào ngày 7/7/2014, giá xăng lập đỉnh, E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít.

Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 16 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 7.798 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 8.178 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể sẽ tăng ít hơn. 

Tuy nhiên, chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi quỹ bình ổn giá xăng đang khá cao, với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 950 đồng/lít.

Hiện tại, giá bán lẻ mặt hàng xăng trên thị trường đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, với xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, với xăng RON 95 là 22.879 đồng/lít.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-se-tang-lan-thu-4-lien-tiep-vao-ngay-mai-20211025082201204.htm

Giá heo hơi bật tăng, người chăn nuôi đã vui trở lại

Sau thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở các quán ăn, nhà hàng giảm mạnh khiến đàn heo ở nhiều tỉnh bị tồn đọng, nông dân đứng ngồi không yên vì phải nuôi báo cô trong khi giá heo hơi liên tục giảm mạnh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Chưa đầy một tháng trước, liên lạc với ông Nguyễn Quang Thụy, người chăn nuôi ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai được biết đàn heo hơn 100 con của ông đến kỳ xuất chuồng nhưng vẫn chưa tiêu thụ được.

Đàn heo càng nuôi càng tốn, 7 – 8 thương lái chê heo mỡ không mua, khất hết lần này lần khác, thậm chí có con lên tới 180 kg.

"Nuôi đàn heo quá lứa không khác gì những trái bom nổ chậm trong nhà, vừa tốn tiền thức ăn, vừa sợ dịch tả heo châu Phi bùng phát thì mất hết, mất sạch", ông Thụy tâm sự.

Trong vòng một tuần trở lại đây, giá heo hơi rục rịch tăng, gia đình ông tự mổ heo bán lẻ và thương lái cũng hỏi mua, ông vội bán tháo đàn heo mấy chục con với giá 30.000 đồng/kg.

Ở thời điểm giá heo chạm đáy, nông dân cho rằng có người mua heo cho đã là may mắn, nên thương lái trả giá nào họ cũng bán.

"Đúng là vật vã lắm mới bán hết đàn heo. Tôi mừng quá! Gần một tháng nay chẳng đêm nào tôi yên giấc vì đàn heo.

Dù đợt này cũng lỗ tầm 3 – 3,5 triệu đồng/con nhưng giá heo bắt đầu tăng, tôi đặt tất cả hy vọng vào đàn heo 200 con tầm 30 – 50 kg đang nuôi chờ Tết, mong rằng có thể gỡ gạc lại chút ít", ông Thụy thở phào.

Giá heo hơi bật tăng, người chăn nuôi đã vui trở lại - Ảnh 1.

Nông dân phấn khởi vì giá heo hơi tăng trở lại. (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành có giải pháp hỗ trợ cho bà con đang có lượng tồn lớn về đàn heo, chưa xuất chuồng được.

Đồng thời, kiểm tra sự chênh lệch giữa giá thịt heo hơi và giá bán tại chợ, siêu thị, rà soát lại việc xuất, nhập khẩu thịt heo để cân bằng lợi ích cho các khâu sản xuất, phân phối, tiêu dùng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-bat-tang-nguoi-chan-nuoi-da-vui-tro-lai-20211025122343889.htm

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Worldsteel: Nhu cầu thép thế giới sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, trừ Trung Quốc

Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) mới cập nhật báo cáo triển vọng ngắn hạn cho thị trường thép năm 2021 và 2022.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Theo đó, Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 4,5% vào năm 2021 và đạt 1.855 triệu tấn sau khi tăng trưởng 0,1% vào năm 2020; sau đó sẽ tăng thêm 2,2% lên 1.896 triệu tấn vào năm 2022.

Các số liệu của dự báo dựa trên giả định những tiến triển tích cực của các chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 sẽ làm suy yếu dịch bệnh, sự lây lan của các biến thể của virus SAR-CoV-2 sẽ ít gây tổn hại và gián đoạn chuỗi cung ứng so với những đợt trước.

Ông Al Remeithi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Thế giới cho biết: "Nhu cầu tiêu thụ thép năm 2021 phục hồi mạnh mẽ hơn so với dự báo, chúng tôi phải điều chỉnh lại triển vọng theo hướng tăng.

Do đó, nhu cầu thép hồi sinh mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc cho thấy khả năng tiến gần với mức trước đại dịch không còn xa".

Worldsteel: Nhu cầu thép thế giới sẽ hồi sinh mạnh mẽ, trừ Trung Quốc - Ảnh 1.

Sự suy thoái của thị trường bất động sản và chính sách của Chính phủ khiến nhu cầu thép của Trung Quốc có thể tăng trưởng âm vào cuối năm 2021. (Ảnh: The Bangkok Post)

Về thị trường Trung Quốc, World Steel cho rằng sức tiêu thụ của nền kinh tế này đã duy trì đà phục hồi từ năm 2020 đến đầu năm 2021, nhưng sau đó chững lại vào hồi tháng 6.

Cụ thể, hoạt động của ngành sử dụng thép đã có dấu hiệu giảm rõ rệt kể, dẫn đến sức tiêu thụ thép 13% trong vào 7 và tiếp tục giảm 18% vào tháng 8.

Nguyên nhân là ngành xây dựng, bất động sản hạ nhiệt, làm giảm động lực cho tiêu thụ thép. Đầu tư cơ sở hạ tầng không được chú trọng vào năm 2021 vì các nhà đầu tư không mặn mà, nguồn lực từ các địa phương hạn chế.

Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng đang áp dụng nhiều biện pháp tài chính cứng rắn nhằm siết chặt sản xuất thép trong nước. Sự hồi sinh của ngành sản xuất trên toàn thế giới đã làm giảm tỷ trọng xuất khẩu.

World Steel dự báo những diễn biến không mấy khả quan về ngành bất động sản Trung Quốc sẽ kéo nhu cầu thép của nước này từ mức cao trong năm 2020 xuống tăng trưởng âm trong cuối năm 2021.

Dự báo, nhu cầu thép của cả năm 2021 sẽ giảm 1% so với năm 2020 nhờ nhu cầu thép từ tháng 1 đến tháng 8 kéo lại, mức tăng trưởng đạt 2,7%.

Bên cạnh đó, nhu cầu thép năm 2022 dự kiến sẽ không biến động nhiều vì lĩnh vực bất động sản bắt đầu suy thoái theo quan điểm tái cơ cấu ngành và xu hướng bảo vệ môi trường của Chính phủ nước này.

Ngược lại với tình thế của Trung Quốc, các nền kinh tế khác sẽ trỗi dậy trong năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và nối lại thương mại quốc tế sau thời gian đứt gãy.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/worldsteel-nhu-cau-thep-the-gioi-se-hoi-sinh-manh-me-tru-trung-quoc-2021101511042046.htm

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Negative SEO Services

If you ever need Negative SEO Serrvices, we offer it here
https://liftmyrank.co/negative-seo-services/






Unsubscribe:
please send a blank email to RonaldLilly7162@gmail.com
you will be automatically unsubscribed

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

10. Khu đất từ đường Vũ Lăng đến Cổ Điển B

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ đường Vũ Lăng đến Cổ Điển B với diện tích khoảng 11.442,925 m2, dài khoảng 800 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tứ Hiệp. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

CII muốn bán 4,5 triệu cổ phiếu NBB, giảm sở hữu tại Năm Bảy Bảy

  Với việc bán 4,5 triệu cổ phiếu NBB, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ CII tại Năm Bảy Bảy sẽ giảm từ 93,7% xuống 87,94%.

CII đăng ký bán 4,5 triệu cp NBB, giảm sở hữu tại Năm Bảy Bảy - Ảnh 1.

CII muốn giảm sở hữu tại NBB. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Ngày 8/10, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã chứng khoán: CII) đã có thông báo đăng ký bán 4,5 triệu cổ phiếu NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã chứng khoán: NBB) với giá dự kiến 45 tỷ đồng, thời gian giao dịch 13/10 - 11/11.

Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu NBB mà CII nắm giữ sẽ giảm từ 73,3 triệu cp xuống còn 68,8 triệu cp. Điều này đồng nghĩa tỷ lệ sở hữu của CII tại NBB sẽ giảm từ 93,7% xuống 87,94%. CII cho biết, mục đích bán cp nhằm cân đối tài chính công ty. 

Còn tiếp...

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chạy nước rút trong 100 ngày vàng

Tại họp báo quý III của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuy-hai-san-khac-136.htm

Tính đến hết quý III, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, ngành thủy sản có 100 ngày "vàng" để chạy nước rút cho mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9 tỷ USD, tương đương mỗi tháng xuất khẩu thủy sản cần đạt hơn 900 tỷ USD.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hồ Nguyên, TGĐ Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam (Nam Định) cho biết nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu nghêu ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đều thuộc vùng xanh, khá an toàn nên công ty vẫn duy trì sản xuất, gấp rút hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu trước mùa Noel.

"Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường đều tăng mạnh, mỗi tháng công ty xuất đều 20 – 25 container nghêu đông lạnh. Dự kiến, sản lượng và doanh thu của xuất khẩu Lenger tăng 30% trong năm 2021, đạt 8.000 tấn nghêu, tương đương 12 triệu USD.

Bên cạnh đó, công ty cũng bắt đầu phát triển và nhận thêm được đơn hàng thịt nghêu đông lạnh, thịt nghêu đóng hộp. Sản phẩm này có giá trị gia tăng cao hơn so với nghêu nguyên vỏ, đồng thời tiêu thụ lượng lớn nghêu của người dân", ông Nguyên nói.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chạy nước rút trong 100 ngày vàng - Ảnh 1.

Sản lượng và doanh thu của xuất khẩu nghêu của Lenger dự kiến tăng 30% trong năm 2021. (Ảnh: Lenger)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), EU là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 62% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. 

Những ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA phần nào giúp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam sang thị trường này.

VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm này từ EU và Mỹ vẫn rất cao từ nay tới cuối năm. Nếu đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho chế biến và dịch bệnh được kiểm soát, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Nếu doanh nghiệp ở địa phương có thế mạnh về nguyên liệu và chế biến nghêu, không nằm trong vùng giãn cách theo Chỉ thị 16 cần đảm bảo phòng dịch và tăng tốc cho các đơn hàng mùa Giáng sinh.

Dù nhìn thấy những lợi thế nhưng ông Nguyên vẫn chưa hết lo khi một số công nhân của Lenger sinh sống tại tỉnh Hà Nam, thuộc vùng phong tỏa khiến một số dây chuyển sản xuất bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, công tác phòng dịch, đảm bảo an toàn cho công nhân khi trở lại nhà máy là điều ông Nguyên lo ngại.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-thuy-san-chay-nuoc-rut-trong-100-ngay-vang-20211009104709137.htm

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Ba khu dân cư, đô thị gần 1.300 tỷ đồng tại Kiên Giang tìm nhà đầu tư

  Tỉnh Kiên Giang ra thông báo tìm nhà đầu tư cho Khu dân cư Nam An Hòa tại TP Rạch Giá và hai Khu đô thị mới phía Đông và Tây trung tâm hành chính Giồng Riềng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất cần tìm nhà đầu tư đối với ba khu dân cư và đô thị trên địa bàn.

Đầu tiên là dự án Khu dân cư Nam An Hòa diện tích gần 8 ha tại phường An Hòa, TP Rạch Giá. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 658 tỷ đồng.

Cơ cấu sản phẩm nhà ở gồm 307 căn với tổng diện tích 37.355 m2, cao 1 – 6 tầng, mật độ xây dựng 80%. Chung cư diện tích 10.253 m2, cao 5 - 7 tầng, mật độ xây dựng 60%. Các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống đường giao thông, công trình chiếu sáng công cộng, cây xanh...

Hiện trạng khu đất đã giải phóng mặt bằng, gồm đất ở tại đô thị; đất trồng cây hàng năm, lâu năm của người dân đang sử dụng; đất thủy lợi và đất giao thông.

Ba khu dân cư, đô thị gần 1.300 tỷ đồng tại Kiên Giang tìm nhà đầu tư - Ảnh 1.

Một khu đô thị tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Dân trí).

Còn tiếp...

Bất động sản công nghiệp phía Bắc sôi động, miền Nam gặp khó, dù giá thuê đất vẫn tăng

  Thị trường vừa qua ghi nhận một số doanh nghiệp sản xuất đã phải chuyển dịch đơn hàng khỏi Việt Nam để ứng phó với tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, việc dịch chuyển đơn hàng hiện chỉ mang tính tạm thời và chưa có doanh nghiệp FDI nào rời Việt Nam.

Tại báo cáo tổng quan thị trường đất khu công nghiệp (KCN) và nhà xưởng xây sẵn quý III của JLL, thị trường đất công nghiệp tại miền Nam ảm đạm không có nguồn cung mới và giá thuê không tăng. Trong khi đó, miền Bắc vẫn giữ nhịp tăng trưởng.

Hải Phòng và Bắc Ninh giúp duy trì ổn định tỷ lệ lấp đầy ở khu vực miền Bắc

Tại miền Bắc, trong quý III, Hưng Yên tiếp tục đón chào nguồn cung mới từ KCN Phố Nối A mở rộng, với tổng diện tích 93 ha do Hòa Phát làm chủ đầu tư. Tại Bắc Ninh, KCN Yên Phong 2C của Viglacera cũng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và tiến hành xây dựng cơ sở mặt bằng. Tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê tại miền Bắc đạt khoảng 9.900 ha.

Thị trường nhà xưởng xây sẵn cũng đón nhận thêm nguồn cung mới tại KCN Nam Đình Vũ (Hải Phòng), nâng tổng nguồn cung lên 2,1 triệu m2 sàn. Mới đây, tại khu đất công nghệ cao thuộc KCN VSIP Bắc Ninh, một khu nhà xưởng mới 7 tầng với tổng diện tích sàn 15.000 m2 vừa được khởi công xây dựng.

Bất động sản công nghiệp phía Bắc sôi động, miền Nam gặp khó, dù giá thuê đất vẫn tăng - Ảnh 1.

Tổng nguồn cung và giá thuê trung bình tại các KCN miền Bắc giữ đà tăng. (Nguồn: JLL).

Còn tiếp...

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Gánh khoản vay hơn 750 triệu USD, 'trùm BOT' CII loay hoay kiếm tiền trả nợ

 Giai đoạn 2018 - 2021 đối với CII là thời gian giải ngân cao điểm cho loạt dự án lớn, song việc ngân hàng siết tín dụng khiến doanh nghiệp phải xoay xở qua kênh trái phiếu đồng thời đẩy gánh nặng nợ tăng cao. Trước áp lực đó, CII đặt mục tiêu thu về hơn 8.200 tỷ đồng đến hết năm 2022 để thanh toán bớt nợ và kết thúc giai đoạn dòng tiền âm.

CII liên tục phát hành trái phiếu dù đang gánh khoản vay hơn 750 triệu USD

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã chứng khoán: CII) vừa thông báo chào bán 5 triệu trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Với giá chào bán 100.000 đồng/trái phiếu, ước tính tổng số vốn CII thu về là 500 tỷ đồng.

Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất cố định 9,5%/năm và được trả lãi định kỳ 3 tháng/lần. Thời gian để nhà đầu tư mua trái phiếu kéo dài từ ngày 2/10 đến ngày 21/10/2021. Lần chào bán này được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS).

Những năm gần đây, CII liên tục phát hành trái phiếu ra thị trường. Tính riêng hai quý đầu năm 2021, CII đã có hai đợt phát hành trái phiếu, thu về tổng số tiền là 790 tỷ đồng. Năm 2020, doanh nghiệp cũng đã thực hiện phát hành 8 đợt trái phiếu với tổng số tiền thu được hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo bản cáo bạch ngày 28/9/2021, CII có 13 loại trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị lưu hành hơn 7.200 tỷ đồng, chủ yếu là các trái phiếu thường, không chuyển đổi và không kèm chứng quyền.

Với lần phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu vừa công bố, dư nợ của CII có thể tăng thêm trong đợt hạch toán cuối quý III này.

Trở lại thời điểm cuối quý II/2021, báo cáo tài chính của CII cho thấy dư nợ vay của doanh nghiệp đã lên tới 17.500 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với đầu kỳ và cao gấp đôi vốn chủ sở hữu. Nợ vay từ trái phiếu chiếm gần 43% tổng dư nợ vay của CII, đạt gần 7.500 tỷ đồng.

Gánh khoản vay hơn 750 triệu USD, 'trùm BOT' CII loay hoay kiếm tiền trả nợ - Ảnh 1.

Tổng dư nợ vay của CII thời điểm cuối quý II/2021. (Nguồn: Cáo bạch phát hành trái phiếu).

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnammoi.vn/ganh-khoan-vay-hon-750-trieu-usd-trum-bot-cii-loay-hoay-kiem-tien-tra-no-20211002223255147.htm 

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện

Theo Reuters, các nhà sản xuất đồ gia dụng đến các công ty ô tô, xây dựng và sản xuất tấm pin mặt trời có thể đối mặt với việc cắt giảm sản lượng khi Trung Quốc rơi vào khủng hoảng thiếu điện.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Việc kiểm soát sản lượng kim loại hướng đến mục tiêu hạn chế phát thải carbon trong mùa đông không phải là điều mới mẻ đối với các nhà sản xuất thép và nhôm của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng điện tăng cao song nguồn cung than khan hiếm khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu điện suốt mùa hè, nhiều nhà máy tiêu thụ điện năng lớn phải dừng hoạt động. Tất cả mọi người đều đang lo lắng về việc không đủ điện để sưởi ấm khi mùa đông đang đến gần.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực như sản xuất nhôm và xi măng đang được xếp vào nhóm ngành tiêu thụ điện năng lớn, buộc phải hạn chế sản xuất để ưu tiên cho những ngành tiêu thụ ít điện năng hơn.

Các nhà sản xuất phân bón cũng "máy hút điện" khét tiếng, chịu ảnh hưởng bởi việc cắt điện và giá điện tăng. Tuy nhiên, ngành này có vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên được phép duy trì hoạt động và đảm bảo nguồn cung điện.

Ngành kim loại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Việc nhiều nhà sản xuất kim loại nhận được lệnh giảm công suốt để tiết kiệm năng lượng, dẫn đến sản lượng nguyên liệu công nghiệp quan trọng bị thiếu hụt.

Phần lớn sản lượng kim loại của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thắt chặt nguồn cung như Giang Tô, Hà Bắc, Tân Cương và Vân Nam vì nhu cầu sử dụng điện vượt quá khả năng cung cấp và buộc chính phủ phải có hành động quyết liệt để cố gắng ngăn chặn tình trạng tiêu thụ điện quá mức.

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện - Ảnh 2.

(Nguồn: Reuters, Việt hóa: Hoàng Anh)

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính 7% công suất nhôm ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm điện. Trong khi khoảng 67% tổng công suất thép của Trung Quốc trên 11 tỉnh được yêu cầu áp dụng một số biện pháp kiểm soát sản lượng cho nửa cuối năm 2021.

Đối với xi măng, 35% tổng sản lượng của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng và khoảng 30 - 40% năng lực sản xuất hóa dầu cũng trong tình trạng này.

Ông Colin Hamilton, công ty phân tích thị trường BMO Capital Markets cho biết, Trung Quốc sẽ sản xuất ít hơn khoảng 1,5 triệu tấn nhôm so với kế hoạch trong năm nay, đồng nghĩa với việc doanh thu kim loại bị mất 4,5 tỷ USD.

Giá nhiều mặt hàng đang có xu hướng tăng nóng như nguyên liệu sản xuất thép như ferrosilicon và silicomangan, lần lượt tăng 87% và 58% trong quý III vì quy định hạn chế tiêu thụ điện.

Tương tự, giá than và kim loại của Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng nguồn điện, buộc phải cắt giảm sản lượng.

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện - Ảnh 3.

(Nguồn: Reuters, Việt hóa: Hoàng Anh)

Bà Clare Hanna, nhà phân tích thép cấp cao tại công ty phân tích thị trường CRU, cho biết: "Việc thiếu điện và kiểm soát sản lượng kim loại là chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên thị trường. Chúng tôi ước tính trogn tháng 7 sản lượng silicomangan của Trung Quốc đã giảm 40% so với tháng 6, tình trạng này ở Nội Mông Cổ  đã lan sang Quảng Tây và các nơi khác.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-kim-loai-trung-quoc-phai-cat-giam-san-luong-vi-thieu-dien-20210930193632391.htm

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện

Theo Reuters, các nhà sản xuất đồ gia dụng đến các công ty ô tô, xây dựng và sản xuất tấm pin mặt trời có thể đối mặt với việc cắt giảm sản lượng khi Trung Quốc rơi vào khủng hoảng thiếu điện.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Việc kiểm soát sản lượng kim loại hướng đến mục tiêu hạn chế phát thải carbon trong mùa đông không phải là điều mới mẻ đối với các nhà sản xuất thép và nhôm của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng điện tăng cao song nguồn cung than khan hiếm khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu điện suốt mùa hè, nhiều nhà máy tiêu thụ điện năng lớn phải dừng hoạt động. Tất cả mọi người đều đang lo lắng về việc không đủ điện để sưởi ấm khi mùa đông đang đến gần.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực như sản xuất nhôm và xi măng đang được xếp vào nhóm ngành tiêu thụ điện năng lớn, buộc phải hạn chế sản xuất để ưu tiên cho những ngành tiêu thụ ít điện năng hơn.

Các nhà sản xuất phân bón cũng "máy hút điện" khét tiếng, chịu ảnh hưởng bởi việc cắt điện và giá điện tăng. Tuy nhiên, ngành này có vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên được phép duy trì hoạt động và đảm bảo nguồn cung điện.

Ngành kim loại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Việc nhiều nhà sản xuất kim loại nhận được lệnh giảm công suốt để tiết kiệm năng lượng, dẫn đến sản lượng nguyên liệu công nghiệp quan trọng bị thiếu hụt.

Phần lớn sản lượng kim loại của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thắt chặt nguồn cung như Giang Tô, Hà Bắc, Tân Cương và Vân Nam vì nhu cầu sử dụng điện vượt quá khả năng cung cấp và buộc chính phủ phải có hành động quyết liệt để cố gắng ngăn chặn tình trạng tiêu thụ điện quá mức.

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện - Ảnh 2.

(Nguồn: Reuters, Việt hóa: Hoàng Anh)

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính 7% công suất nhôm ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm điện. Trong khi khoảng 67% tổng công suất thép của Trung Quốc trên 11 tỉnh được yêu cầu áp dụng một số biện pháp kiểm soát sản lượng cho nửa cuối năm 2021.

Đối với xi măng, 35% tổng sản lượng của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng và khoảng 30 - 40% năng lực sản xuất hóa dầu cũng trong tình trạng này.

Ông Colin Hamilton, công ty phân tích thị trường BMO Capital Markets cho biết, Trung Quốc sẽ sản xuất ít hơn khoảng 1,5 triệu tấn nhôm so với kế hoạch trong năm nay, đồng nghĩa với việc doanh thu kim loại bị mất 4,5 tỷ USD.

Giá nhiều mặt hàng đang có xu hướng tăng nóng như nguyên liệu sản xuất thép như ferrosilicon và silicomangan, lần lượt tăng 87% và 58% trong quý III vì quy định hạn chế tiêu thụ điện.

Tương tự, giá than và kim loại của Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng nguồn điện, buộc phải cắt giảm sản lượng.

Ngành kim loại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu điện - Ảnh 3.

(Nguồn: Reuters, Việt hóa: Hoàng Anh)

Bà Clare Hanna, nhà phân tích thép cấp cao tại công ty phân tích thị trường CRU, cho biết: "Việc thiếu điện và kiểm soát sản lượng kim loại là chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên thị trường. Chúng tôi ước tính trogn tháng 7 sản lượng silicomangan của Trung Quốc đã giảm 40% so với tháng 6, tình trạng này ở Nội Mông Cổ  đã lan sang Quảng Tây và các nơi khác.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-kim-loai-trung-quoc-phai-cat-giam-san-luong-vi-thieu-dien-20210930193632391.htm