Theo thông tin từ ông Đặng Trung Thành - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bình Định - đã Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 31-10, UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở Tài nguyên - môi trường phối hợp Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn chỉnh các hồ sơ để kiểm tra, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.
Cụ thể, "Theo đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng chất thải khoảng 439.000m3 và tọa độ vị trí nhận chìm là ngoài phao số 0 - theo quy định tối thiểu 2,5km từ bờ biển trở ra.
Chất thải gồm đất bùn, cát. Mục đích chính của việc nạo vét lớp trầm tích trong bùn để nhận chìm là khơi thông luồng chảy, đảm bảo việc ra vào cảng Quy Nhơn" - ông Thành thông tin.
Theo ông Thành, việc nhận chìm để khơi thông luồng chảy ở cảng Quy Nhơn là cần thiết. Tuy nhiên quan điểm sở và UBND tỉnh là không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường nên rất thận trọng về vấn đề này vì có thể ảnh hưởng đến môi trường và đời sống nhân dân.
Hiện Sở Tài nguyên - môi trường đã giao Chi cục Biển và hải đảo xem xét, sau đó thông qua hội đồng thẩm định lại, nội dung đề xuất cấp phép ban đầu có thể thay đổi.
Vùng biển Quy Nhơn - nơi Cục Hàng Hải Việt Nam vừa đề xuất nhận chìm khoảng 439.000m3 chất thải nạo vét xuống biển - Ảnh: TIẾN DŨNG |
Chất thải gồm đất bùn, cát. Mục đích chính của việc nạo vét lớp trầm tích trong bùn để nhận chìm là khơi thông luồng chảy, đảm bảo việc ra vào cảng Quy Nhơn" - ông Thành thông tin.
Theo ông Thành, việc nhận chìm để khơi thông luồng chảy ở cảng Quy Nhơn là cần thiết. Tuy nhiên quan điểm sở và UBND tỉnh là không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường nên rất thận trọng về vấn đề này vì có thể ảnh hưởng đến môi trường và đời sống nhân dân.
Hiện Sở Tài nguyên - môi trường đã giao Chi cục Biển và hải đảo xem xét, sau đó thông qua hội đồng thẩm định lại, nội dung đề xuất cấp phép ban đầu có thể thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét