Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất phương án tăng thuế bảo vệ môi trường kịch trần với các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được tăng kịch khung từ mức 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít, các mặt hàng dầu tăng kịch khung lên mức 2.000 đồng/lít. Theo tính toán, số thu từ dòng thuế này tăng khoảng 14.368 tỷ đồng/năm lên trên 55.000 tỷ đồng/năm.
Một số ý kiến không đồng tình với đề xuất tăng thuế này và hoài nghi việc chi thế nào cho hoạt động bảo vệ môi trường. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1996 – 2006, đã có buổi trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan |
Bà đánh giá thế nào đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu của Bộ Tài chính? Hiệu quả của việc thu thuế này sẽ đến đâu nếu có hiệu lực?
Tôi thật sự thấy buồn và tiếc khi Bộ Tài chính và Chính phủ đã không thực sự lắng nghe ý kiến phản biện của người dân. Quyết định tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi hàng loạt loại thuế khác nhau. Phần lớn các đề xuất đều theo hướng tăng hoặc đề xuất các loại thuế mới như thuế tài sản.
Điều bất cập đầu tiên là người dân thắc mắc tại sao thuế cứ tăng mãi như vậy? Đồng ý là ngân sách khó khăn, thế nhưng tại sao không thấy nhà nước và Bộ Tài chính đưa ra đề án giảm chi nhằm giảm bội chi ngân sách. Phải chăng Nhà nước cứ việc tiêu tiền còn tất cả các gánh nặng đổ vào dân? Trong khi đó, nguồn của dân là vô hạn. Vì vậy đưa đề án tăng thuế môi trường đối với xăng dầu trong bối cảnh này càng gây bức xúc.
Chúng ta vẫn thu thuế môi trường trên xăng dầu, nhưng tiền thuế này được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường đến đâu thì vẫn chưa rõ. Trong khi đó, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, nhất là tại các khu vực đông dân cư, thành thị như Hà Nội và TP.HCM. Đây là những nơi người dân đóng thuế nhiều nhất nhưng môi trường lại ngày càng trở nên tồi tệ. Câu hỏi đặt ra liệu rằng có cần thu thuế môi trường khi loại thuế này không phát huy hiệu quả?
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xem xét lại cách sử dụng thuế bảo vệ môi trường có xảy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát, thậm chí có hay không hiện tượng tham nhũng?
Nếu việc thu thuế bảo vệ môi trường không phát huy hiệu quả như mục đích ban đầu của nó, vậy tác động của đề xuất này đối với nền kinh tế thế nào, thưa bà?
Bản thân trong số tiền mà người dân phải trả cho mỗi lít xăng, thuế và phí đã chiếm một nửa. Bây giờ tăng thêm thuế bảo vệ môi trường lên mức kịch trần, số tiền mà người dân phải trả quá lớn, sức dân chịu sao nổi. Điều này hết sức bất cập.
Hệ quả của việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu sẽ tác động mạnh nhất lên 2 đối tượng. Đối với doanh nghiệp, chi phí sẽ tăng lên và có nhiều doanh nghiệp không chịu nổi dẫn đến phải ngừng hoạt động. Kéo theo đó, hàng triệu lao động sẽ mất việc. Chúng ta vẫn nói mỗi năm tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, nhưng hàng triệu công ăn việc làm khác bị mất đi thì lại không được nói đến.
Đối với người dân, việc tăng thuế xăng dầu còn làm tăng chi phí sinh hoạt trong khi số người nghèo vẫn còn nhiều. Người dân buộc phải giảm tiêu dùng dẫn đến vừa ảnh hưởng tới đời sống của họ, vừa ảnh hưởng tới đóng góp nền kinh tế. Ngoài ra, việc tăng thuế còn ảnh hưởng tới niềm tin người dân vào hệ thống thuế. Người dân sẽ tin sao đây khi hệ thống ngân sách cứ thiếu hụt mãi và chi thường xuyên vẫn cứ tăng lên.
Đồng thời, việc tăng thuế môi trường lên mặt hàng xăng dầu đi kèm với một số yếu tố khác như giá nguên liệu đầu vào tăng, giá cả thế giới biến động có thể làm lạm phát tăng cao hơn. Kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là một thách thức đối với việc kiểm soát lạm phát.
Một số ý kiến cho rằng giá xăng dầu Việt Nam vẫn thấp so với nhiều nước trong khu vực, vì vậy việc tăng thuế là hợp lý. Bà đánh giá thế nào về nhận định trên?
Một lập luận các nhà tài chính vẫn thường nói là giá xăng dầu Việt Nam hiện nay vẫn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét