Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Các mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cần biết.

Với những thay đổi về tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2017, bạn đã cập nhật được những thông tin gì rồi? Cùng tôi điểm qua những thay đổi mới cần lưu ý nhé.

Được thực hiện theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017, có hiệu lực thi hành từ 01/05/2017 và thay thế quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015. Quy định về mức đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017.

1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017.


– Áp dụng hết 31/12/2017: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên.

– Áp dụng từ 01/01/2018 theo Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 01 tháng trở lên.

2. Mức đóng BHXH từ ngày 01/06/2017 giảm từ 18% xuống còn 17.5%.


Bảng tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm áp dụng từ ngày 01/06/2017
Chỉ tiêu Doanh nghiệp đóng Người lao động đóng Tổng cộng
BHXH 17.5% 8% 25.5%
BHYT 3% 1.5% 4.5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% 2%
Tổng cộng 23.5% 10.5% 34%


3. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2017

3.1. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm do đơn vị tự quyết định. Nhưng phải nằm trong giới hạn:
Mức lương thấp nhất đóng bảo hiểm không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

– Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2017 theo nghị định 153/2016/NĐ-CP
Vùng Mức lương tối thiểu vùng 2017



(Đối với Lao động chưa qua học nghề) Mức lương tối thiểu vùng 2017



(Đối với Lao động đã qua học nghề)- Cộng thêm 7%
Vùng 1 3.750.000 đồng/tháng 4.012.500 đồng/tháng
Vùng 2 3.320.000 đồng/tháng 3.552.400 đồng/tháng
Vùng 3 2.900.000 đồng/tháng 3.103.000 đồng/tháng
Vùng 4 2.580.000 đồng/tháng 2.760.600 đồng/tháng


– Mức lương cao nhất đóng bảo hiểm không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở ( BHXH, BHYT), và không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng (BHTN)
Loại bảo hiểm Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm
Áp dụng hết 30/06/2017 Áp dụng từ 01/07/2017
BHXH, BHYT = 20*1.210.000=24.200.000 =20*1.300.000=26.000.000
BHTN =20*Mức lương tối thiểu từng vùng


* Mức lương cơ sở áp dụng hết ngày 30/06/2017 là: 1.210.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/07/2017 mức lương cơ sở tăng lên 1.300.000 đồng/tháng theo Nghị quyết 27/2016/QH14.
3.2. Công thức tính Mức tiền lương tham gia đóng bảo hiểm năm 2017:

Theo hướng dẫn tại Điều 6 của Quyết định số 595/Đ-BHXH. Quy định tại khoản 1 và Điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

– Mức lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc đến hết 31/12/2017 = Mức lương + Phụ cấp lương

– Mức lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc từ 01/01/2018 = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác

Trong đó:
Mức lương: là lương đăng ký theo thang bảng lương gửi cơ quan bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.
Phụ cấp lương: là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động. Tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt. Mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến: phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp nặng nhọc, độc hại,…..
Các khoản bổ sung khác: Bao gồm các khoản thường xuyên và không thường xuyên. Và các chế độ phúc lợi khác như: tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở…

(T.V)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét