Cập nhật liên tục các tin thời sự trong nước, quốc tế nhanh nhất, mới nhất. Cập nhật toàn cảnh tin tức trong nước, quốc tế 24h qua. Hình ảnh, video các sự kiện trên thế giới về vấn đề thời sự xảy ra trong ngày tại Kênh thời sự kinh tế nhanh nhất hôm nay.
Sau điều chỉnh quy hoạch, dự án KĐT Vạn An tại TP Bắc Ninh của Tập đoàn Dabaco được bổ sung thêm công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, chung cư với mật độ xây dựng tối đa 45%, chiều cao 25 - 30 tầng.
Ngày 24/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị (KĐT) Vạn An, TP Bắc Ninh do CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco Group, mã chứng khoán: DBC) lập quy hoạch.
Về lý do điều chỉnh quy hoạch, hiện nay, một phần Kênh Đông Xuân Viên nằm trong ranh giới quy hoạch KĐT Vạn An đã được ngành nông nghiệp cứng hóa để phục vụ tiêu thoát nước cho khu vực, do đó cần phải điều chỉnh quy hoạch dự án để tổ chức lại không gian, kiến trúc.
Theo đó, dự án sẽ giảm diện tích đất ở, bổ sung sân tập luyện thể thao, trung tâm văn hóa - thể thao, bãi đỗ xe, đất hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đối ngoại.
Tại đồ án quy hoạch vừa được điều chỉnh, KĐT Vạn An có diện tích hơn 36 ha, thuộc địa bàn phường Vạn An và phường Hòa Long, TP Bắc Ninh. Quy mô dân số tăng từ 6.750 người lên 7.690 người.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam và lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước đã kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, thậm chí là thua lỗ.
Cụ thể, như Công ty Dệt may Thành Công (Mã: TCM), theo kết quả kinh doanh được công bố doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng, giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước.
Lỗ sau thuế hơn 282.400 USD, khoảng 6,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD, tương đương 22,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên trong năm 2021 Dệt may Thành Công báo lỗ do dịch bệnh phức tạp.
Chia sẻ với người viết, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công, cho biết: "Việc sản xuất "3 tại chỗ" chi phí quá cao, trong khi bị giới hạn người lao động không quá 50% trong tổng số hơn 6.500 lao động nên công suất hoạt động của công ty không thể cao.
Từ đó, sản lượng bị sụt giảm đã dẫn đến việc công ty lỗ trong tháng 8 vừa qua và vấn đề mệt mỏi của doanh nghiệp là dòng tiền không thu về được thì cũng không thể trả lương cho người lao động và các chi phí khác".
Dệt may Thành Công là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may đi hầu hết các nước trên thế giới, trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 32%, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm khoảng 28%, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo chiếm khoảng 12%.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, với công suất sụt giảm, việc thực hiện các đơn hàng bị trì hoãn, giãn tiến độ. Có những trường hợp không được chấp nhận, đối tác đã hủy đơn hàng dù doanh nghiệp đã mua đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất nhưng do thời gian giao hàng gia hạn quá lâu nên buộc họ phải hủy.
Với Công ty Việt Thắng Jean, doanh nghiệp này cũng đối diện tình cảnh tương tự khi các nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai phải ngưng sản xuất do mô hình "3 tại chỗ" không hiệu quả, điều này đã khiến doanh thu của công ty trong các tháng vừa qua hoàn toàn bằng con số 0.
"Kinh doanh thời trang là mặt hàng có thời vụ nên khi các nhà máy dừng hoạt động, công ty không thể giao hàng đúng kế hoạch dù có đưa một số đơn ra miền Trung, miền Bắc nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì dịch bệnh", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc công ty Việt Thắng Jean chia sẻ.
Đây không phải là câu chuyện của riêng các doanh nghiệp mà thực tế đó là tình trạng chung của toàn ngành hàng khi số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.
Nhưng đơn hàng không sợ thiếu
Trải qua hơn hai tháng sản xuất gặp khó khăn vì dịch bệnh làm cho các doanh nghiệp trở nên kiệt sức. Thực tế này khiến các đơn vị rất mong chờ thời điểm tái hoạt động, dù ở trạng thái "bình thường mới".
Theo ông Trần Như Tùng, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.
"Hiện tại đơn hàng của TCM đã trải dài đến hết năm nay và kéo sang quý I/2022, đơn hàng giờ không dám nhận thêm chứ không sợ thiếu. Với TCM dự kiến doanh thu sẽ thực hiện được ở mức 85-90% mục tiêu đề ra dựa trên kịch bản khả quan là kinh tế mở cửa trở lại đúng kế hoạch", Chủ tịch TCM chia sẻ.
Phân tích cụ thể nhận định này, ông Tùng cho biết dù hiện một số đối tác rục rịch chuyển đơn hàng sang các nước nhưng khách hàng vẫn sẽ nhìn vào kế hoạch mở cửa nền kinh tế.
Do đó, nếu TP HCM và các tỉnh, thành mở cửa trở lại, khả năng khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với doanh nghiệp Việt Nam, còn nếu việc giãn cách còn kéo dài lâu hơn thì không biết tình hình sẽ thế nào.
"Bởi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu sắp bước vào mùa cao điểm bán hàng là dịp Noel và Tết Dương lịch nên bây giờ mình làm còn kịp chứ chậm hơn nữa sẽ không kịp làm hàng cho họ bán, buộc họ sẽ chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác", ông Trần Như Tùng cho hay.
10. Đường nối Phương Trạch với trục chính dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Đường sẽ mở theo quy hoạch quanh dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đáng chú ý có tuyến đường nối Phương Trạch (trùng với đầu ngõ 191) đến tuyến đường trục chính dự án theo quy hoạch với chiều dài khoảng 410 m, rộng 30 m.
11. Tuyến đường từ Bưu điện Vĩnh Ngọc đến gần Võ Nguyên Giáp
Đường sẽ mở theo quy hoạch quanh Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đáng chú ý có tuyến đường từ bưu điện xã Vĩnh Ngọc đến gần Võ Nguyên Giáp dài khoảng 1,1 km, rộng 40 m.
Sau khi kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, hoạt động đấu giá đất tại Bắc Giang bắt đầu sôi động trở lại. Các phiên đấu giá đất ghi nhận số tiền tăng hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên cũng có nhiều lô không có người trả giá.
Ngày 26/9, Công ty Đấu giá hợp danh DHL phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý trật tự giao thông, xây dựng, môi trường huyện Yên Thế tổ chức đấu giá quyền sử dụng 74 lô đất ở tại thị trấn Phồn Xương, thông tin từ báo Bắc Giang.
Tổng diện tích 74 lô đất hơn 10.000 m2 với giá khởi điểm hơn 185 tỷ đồng, đặt cọc trước từ 100 đến 270 triệu đồng.
Kết quả, 54 lô trúng đấu giá với tổng giá trị gần 158,5 tỷ đồng, chênh lên 31,7 tỷ đồng. 20 lô không có người trả giá.
Một số lô có giá trúng cao như lô LK1.1, diện tích hơn 130 m2, hai mặt tiền, giáp quốc lộ 17, giá khởi điểm gần 4 tỷ đồng, giá trúng gần 8,7 tỷ đồng; lô LK1.2 giá khởi điểm hơn 3,8 tỷ đồng, giá trả hơn 7,5 tỷ đồng; lô LK1.3, giá khởi điểm hơn 3,9 tỷ đồng, giá trúng hơn 6,7 tỷ đồng…
Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý trật tự giao thông, xây dựng, môi trường huyện Yên Thế, 20 lô đất còn lại sẽ tổ chức đấu giá vào dịp khác.
Cùng ngày, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra buổi đấu giá đất ở thuộc dãy LK11, khu dân cư Yên Ninh, thị trấn Nếnh.
Khu nhà ở đô thị Eco City Yên Lập có diện tích 52,15 ha, vốn đầu tư hơn 2.670 tỷ đồng, còn Khu nhà ở đô thị Châu Phong tại TP Việt Trì có quy mô 6,47 ha với chi phí thực hiện khoảng 271 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất cần tìm nhà đầu tư đối với hai khu nhà ở đô thị trên địa bàn huyện Yên Lập và TP Việt Trì.
Đầu tiên là dự án Khu nhà ở đô thị Eco City Yên Lập, được thực hiện tại thị trấn Yên Lập và xã Hưng Long, huyện Yên Lập. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện hơn 2.670 tỷ đồng.
Khu nhà ở có diện tích 52,15 ha, với khoảng 785 – 930 căn nhà ở biệt thự và liền kề, công trình công cộng; hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh, mặt nước,…
Về thời gian hoạt động của dự án, đối với đất thương mại dịch vụ là 50 năm, người mua đất ở được sử dụng lâu dài.
Về tiến độ đầu tư, từ quý IV/2020 đến hết quý IV/2021 sẽ lập và trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư.
Giai đoạn quý I/2022 - quý IV/2027 sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, bàn giao đưa các công trình vào sử dụng.
Trước tình trạng quỹ đất nội đô tại các thị trường chính như Hà Nội và TP HCM đang ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp bất động sản muốn phát triển thì buộc phải tìm đến những địa phương khác. Đây cũng là lý do khiến cuộc "viễn chinh" của các doanh nghiệp tìm về tỉnh lẻ diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Còn nhớ năm 2020, giới chuyên gia nhận định, các nhà phát triển bất động phía Nam đang có xu hướng Bắc tiến và nhắm đến thị trường Hà Nội. Dẫn chứng là thị trường miền Bắc nhận được sự quan tâm nhiều và dòng tiền đang dần dịch chuyển về khu vực này. Một số cái tên có thể kể đến như Phú Mỹ Hưng, Masterise Group,..
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp phía Bắc thời gian gần đây lại có xu hướng đổ bộ vào các tỉnh phía Nam để mở rộng quỹ đất.
Hòa Phát, Sovico, T&T đổ bộ Cần Thơ
Với vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, sở hữu lợi thế về hạ tầng giao thông,... Cần Thơ đang lọt tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp bất động sản nhờ quỹ đất sạch còn nhiều.
Ngoài những cái tên quen thuộc như Vingroup, Novaland, FLC, KITA Group, LDG, Phú Cường, Hoàng Quân,... địa phương này thời gian gần đây đón nhiều doanh nghiệp lớn về tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư như Hòa Phát, Sovico, T&T, Văn Phú,...
Dẫn đầu về khối lượng phát hành, đã có tới 10.854 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng được đưa ra thị trường trong tháng 8/2021, chiếm tới gần 42% tổng giá trị phát hành theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu (VBMA).
Đáng chú ý, trong số này nhiều ngân hàng thương mại ráo riết phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 (vốn bổ sung) với lãi suất thả nổi.
Cụ thể, đã có 2.324 tỷ đồng trái phiếu phát hành tăng vốn cấp 2 của các Ngân hàng TMCP: Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công Thương Việt Nam (VietinBank), Quốc tế (VIB), Quân đội (MB) và Bản Việt (Viet Capital Bank). Lãi suất phát hành các trái phiếu này chủ yếu là lãi suất thả nổi tham chiếu bình quân lãi suất tiết kiệm 4 ngân hàng lớn, dao động từ 6,1-7,6%/năm.
Trong khi đó, các ngân hàng có khối lượng phát hành lớn bao gồm Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 2.630 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với 1.400 tỷ đồng. Đây là các trái phiều kỳ hạn 2-4 năm, lãi suất cố định 3,5-4,2%/năm.
Không khó để nhận ra các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn và tăng vốn cấp 2 nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), đảm bảo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Dù có mức lãi suất thấp hơn đáng kể so với trái phiếu doanh nghiệp các nhóm ngành khác (ví dụ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản thường có lãi suất cao tới 12-13%/năm) nhưng trái phiếu ngân hàng vẫn "đắt khách".
Lý giải về thực tế này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, đa phần trái phiếu phát hành với kỳ hạn 2-4 năm có thể là tín hiệu của việc thiếu hụt nguồn vốn trung và dài hạn tạm thời tại các ngân hàng.
Việc giãn, hoãn nợ thời gian qua theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đang khiến một lượng lớn dòng tiền chưa thể về ngân hàng, gây nên thiếu hụt vốn. Vì vậy, các ngân hàng cần tăng mạnh phát hành trái phiếu để bù đắp.