Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Cơn sốt đất diện rộng có dễ lặp lại vào năm 2022?

 Các chuyên gia cho rằng, không có một tín hiệu rõ ràng nào cho một cơn sốt đất diện rộng xảy ra vào năm 2022. Bởi nhiều thông tin quy hoạch, hạ tầng đã được hé lộ trong năm vừa qua.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/cuoi-nam-dat-lai-nong-20211221222438167.htm

Cơn sốt đất diện rộng có dễ lặp lại vào năm 2022? - Ảnh 1.

Dự báo sẽ khó xảy ra sốt đất diện rộng trong năm 2022. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Dữ liệu mới đây của Batdongsan.com.vn cho thấy, tại thời điểm cuối năm, lượng người tìm kiếm thông tin quy hoạch đã phục hồi bằng 80% so với giai đoạn sốt đầu năm. Lượng quan tâm đến thị trường đất nền cuối năm đã bằng với giai đoạn tháng 5 (trước đợt dịch lần thứ 4). Điều này cho thấy lực cầu có xu hướng phục hồi và tăng trưởng tốt. Song, liệu thị trường có tiếp tục xuất hiện những đợt sóng tiếp theo?

Chia sẻ tại Hội nghị bất động sản Việt Nam – VRES 2021 diễn ra mới đây, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) đánh giá, các đợt tạm gọi là "sốt giá" đầu năm 2021 là do các thông tin về thị trường, nguồn cung, quy hoạch, sự thay đổi của điều kiện hạ tầng,...

Theo ông Nghĩa, những lý do này đều đã được gợi mở trong năm 2021. Đơn cử như kế hoạch phát triển hạ tầng hiện nay đã được công bố và trong năm 2022 rất khó có những điểm nóng để tạo ra sốt đất. 

"Năm 2022 chủ yếu có vấn để nổi cộm là gỡ vướng pháp lý cho các chủ đầu tư. Tín hiệu để tạo ra một cơn sốt ở góc độ đầu tư vào năm sau tôi thấy không rõ ràng. Do đó sẽ khó xảy ra những cơn sốt do đầu cơ thổi giá, bơm giá,...", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, nhiều thông tin quy hoạch hiện nay đã được công bố rồi, do đó, mức giá trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tiến độ triển khai các công trình. 

"Nếu không triển khai hoặc không có một thông tin gì cụ thể gì về việc triển khai các dự sn thì chắc chắn mức giá sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với tiềm năng của khu vực. Khi dự án triển khai thì lúc đấy mới có những thông tin để hỗ trợ mặt bằng giá. Việc tăng giá đất nền năm 2021 mang tính chất tràn lan nhưng tôi cho rằng năm 2022 sẽ mang tính chất trọng điểm từng khu vực", ông Quốc Anh nhận định.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Dòng vốn lớn sắp đổ vào thị trường bất động sản phía Nam

 Cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp lớn phía Bắc hứa hẹn sẽ mang theo một dòng vốn lớn làm sôi động thị trường bất động sản một số khu vực phía Nam.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/ong-lon-do-bo-gia-dat-khu-vuc-dbscl-se-bat-tang-20210921152553993.htm

Trước tình trạng quỹ đất nội đô tại các thị trường chính như Hà Nội và TP HCM đang ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp bất động sản muốn phát triển thì buộc phải tìm đến những địa phương khác. Đây cũng là lý do khiến cuộc "viễn chinh" của các doanh nghiệp tìm về tỉnh lẻ diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Còn nhớ năm 2020, giới chuyên gia nhận định, các nhà phát triển bất động phía Nam đang có xu hướng Bắc tiến và nhắm đến thị trường Hà Nội. Dẫn chứng là thị trường miền Bắc nhận được sự quan tâm nhiều và dòng tiền đang dần dịch chuyển về khu vực này. Một số cái tên có thể kể đến như Phú Mỹ Hưng, Masterise Group,..

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp phía Bắc thời gian gần đây lại có xu hướng đổ bộ vào các tỉnh phía Nam để mở rộng quỹ đất.

Hòa Phát, Sovico, T&T đổ bộ Cần Thơ

Cần Thơ được dự báo sẽ là tâm điểm mới cho các cuộc chơi lớn trên thị trường bất động sản. (Ảnh: Báo Cần Thơ).

Với vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, sở hữu lợi thế về hạ tầng giao thông,... Cần Thơ đang lọt tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp bất động sản nhờ quỹ đất sạch còn nhiều.

Ngoài những cái tên quen thuộc như Vingroup, Novaland, FLC, KITA Group, LDG, Phú Cường, Hoàng Quân,... địa phương này thời gian gần đây đón nhiều doanh nghiệp lớn về tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư như Hòa Phát, Sovico, T&T, Văn Phú,...

Thấy gì sau cuộc đua phát hành trái phiếu của ngân hàng?

 Dẫn đầu về khối lượng phát hành, đã có tới 10.854 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng được đưa ra thị trường trong tháng 8/2021, chiếm tới gần 42% tổng giá trị phát hành theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu (VBMA).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-nong-tro-lai-20210922150819341.htm

Thấy gì sau cuộc đua phát hành trái phiếu của ngân hàng? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên).

Đáng chú ý, trong số này nhiều ngân hàng thương mại ráo riết phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 (vốn bổ sung) với lãi suất thả nổi. 

Cụ thể, đã có 2.324 tỷ đồng trái phiếu phát hành tăng vốn cấp 2 của các Ngân hàng TMCP: Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công Thương Việt Nam (VietinBank), Quốc tế (VIB), Quân đội (MB) và Bản Việt (Viet Capital Bank). Lãi suất phát hành các trái phiếu này chủ yếu là lãi suất thả nổi tham chiếu bình quân lãi suất tiết kiệm 4 ngân hàng lớn, dao động từ 6,1-7,6%/năm. 

Trong khi đó, các ngân hàng có khối lượng phát hành lớn bao gồm Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 2.630 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với 1.400 tỷ đồng. Đây là các trái phiều kỳ hạn 2-4 năm, lãi suất cố định 3,5-4,2%/năm.

Không khó để nhận ra các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn và tăng vốn cấp 2 nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), đảm bảo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 

Dù có mức lãi suất thấp hơn đáng kể so với trái phiếu doanh nghiệp các nhóm ngành khác (ví dụ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản thường có lãi suất cao tới 12-13%/năm) nhưng trái phiếu ngân hàng vẫn "đắt khách".

Lý giải về thực tế này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, đa phần trái phiếu phát hành với kỳ hạn 2-4 năm có thể là tín hiệu của việc thiếu hụt nguồn vốn trung và dài hạn tạm thời tại các ngân hàng. 

Việc giãn, hoãn nợ thời gian qua theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đang khiến một lượng lớn dòng tiền chưa thể về ngân hàng, gây nên thiếu hụt vốn. Vì vậy, các ngân hàng cần tăng mạnh phát hành trái phiếu để bù đắp.