Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Giá đậu tương kỳ hạn giao sau trên sàn Chicago giảm

Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (NL TĂCN) thế giới trong tuần đồng loạt tăng, trong đó đậu tương tăng hơn 1,5%, ngô tăng hơn 0,5% và lúa mì tăng 2%.

Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 21/9/2018: Đậu tương giảm

Giá đậu tương Mỹ ngày 21/9/2018 giảm, song tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng, do nhu cầu đối với nguồn cung Bắc Mỹ cao hơn so với dự kiến, đã hỗ trợ giá hồi phục từ mức thấp nhất 1 thập kỷ chạm hồi đầu tuần.
Giá đậu tương kỳ hạn giao sau trên sàn Chicago giảm 0,6%. Tính chung cả tuần tăng hơn 1,5%, tuần tăng mạnh nhất trong 5 tuần.
Giá đậu tương chạm mức thấp 8,12 USD/bushel trong ngày thứ ba (18/9/2018), thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Giá ngô kỳ hạn giao sau trong tuần tăng hơn 0,5%, sau khi giảm 4,2% trong tuần trước đó.
Giá lúa mì kỳ hạn giao sau tăng 2% trong tuần, tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 17/8/2018.
USDA cho biết, các nhà xuất khẩu tư nhân đã bán 160.0202 tấn ngô Mỹ sang Mexico.
Đồng USD chạm mức thấp nhất gần 2 tháng, trong khi đồng JPY cũng giảm trong ngày thứ sáu (21/9/2018), do nhu cầu trú ẩn an toàn suy giảm, trong bối cảnh các nhà đầu tư cho rằng, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ít ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu hơn so với dự kiến ban đầu.
Giá dầu thay đổi nhẹ trong ngày thứ sáu (21/9/2018) sau khi giảm trong phiên trước đó, do Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi OPEC giảm giá dầu thô tại cuộc họp ở Algeria vào cuối tuần này.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Giá thép xây dựng hôm nay (20/9) quay đầu đi xuống

Giá thép xây dựng hôm nay (20/9) quay đầu đi xuống vào đầu phiên dù Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng.

Giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) quay đầu giảm nhẹ 5 nhân dân tệ/tấn, tương đương 0,12% , xuống 4.169 nhân dân tệ/tấn (608,69 USD/tấn) vào lúc 7h31 (giờ Việt Nam).

Giá thép này hôm qua đóng cửa tăng 1,1% lên 4.177 nhân dân tệ/tấn (609,86 USD/tấn), hướng đến mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 10/9.

gia thep xay dung hom nay 209 quay dau giam du trung quoc tuyen bo day manh dau tu co so ha tang
Ảnh minh họa. Nguồn: Stringer/Reuters.

Giá các nguyên liệu thô sản xuất thép cũng đồng loạt đi lên.

Giá quặng sắt giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên hôm qua tăng 1,3% lên 510 nhân dân tệ/tấn (74,46 USD/tấn).

Giá than cốc giao tháng 1/2019 hôm qua đóng cửa tăng 1,9% lên 2.321,50 nhân dân tệ/tấn (338,95 USD/tấn).

Giá than luyện cốc chốt phiên tăng nhẹ 0,4% lên 1.298 nhân dân tệ/tấn (189,51 USD/tấn).

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) Trung Quốc ngày 18/9 cho biết nước này sẽ đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như nông nghiệp, xóa nghèo và bảo vệ môi trường. NDRC cũng cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng đã được chấp thuận.

"Tuyên bố của NDRC giúp cải thiện niềm tin của nhà đầu tư đối với nhu cầu thép trong dài hạn và kéo giá thép đi lên", các chuyên gia tại hãng CITIC Futures cho biết.

Tiêu thụ thép trong các dự án cơ sở hạ tầng chiếm gần 20% tổng tiêu thụ mặt hàng này trong năm ngoái. Tuy nhiên, lo ngại về cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục đeo bám thị trường trong thời gian tới.

Giá ngô kỳ hạn giao sau cũng tăng 0,1% lên 3,43-1/2 USD/bushel

Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên ngày 19/9/2018 đảo chiều hồi phục nhẹ 100 đồng lên ở 32.000 – 32.600 đồng/kg (lúc 2h chiều). Tại cảng TPHCM, cà phê robusta cộng 13 USD chốt tại 1.417 USD/tấn (FOB).

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.417

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

32.500

+100

Lâm Đồng

32.000

+100

Gia Lai

32.600

+100

Đắk Nông

32.400

+100

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường robusta thế giới hồi phục kéo thị trường cà phê trong nước tăng lên. Cụ thể, giá thấp nhất ở 32.000 đồng/kg tại Lâm Đồng, và cao nhất ở 32.600 đồng/kg tại Gia Lai. Giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% tại cảng TP.HCM giao dịch ở mức 1.417 USD/tấn, trừ lùi 75 USD/tấn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu gần 559,3 nghìn tấn cà phê đạt trị giá 102,5 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9, lượng xuất khẩu cà phê đạt 1.385,67 nghìn tấn với trị giá 2,64 tỷ USD.

Mặc dù trong phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê trong nước tăng nhẹ nhưng vẫn đứng ở mức thấp. Các doanh nghiệp và người nông dân cần theo dõi sát tình hình biến động và giá cà phê toàn cầu để cân nhắc trong việc dự trữ cà phê, nhất là khi Việt Nam sắp bước vào vụ thu hoạch mới, Cục Xuất nhập khẩu cho biết.

Hôm 17/9, các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới cùng với một số khách hàng lớn như Nestle, Jacobs Douwe Egberts và Starbucks vừa tổ chức họp khẩn để tìm cách thúc đẩy giá cà phê phục hồi từ mức đáy 12 năm. Thị trường cà phê đang chịu áp lực giảm lớn vì nguồn cung từ vụ thu hoạch mới tại Brazil đạt kỷ lục.

Cũng trong tuần này, một số nhà sản xuất cà phê sẽ tham dự cuộc họp bán niên của Tổ chức Cà phê Quốc tế tại London để thảo luận về cuộc khủng hoảng giá hiện nay. Các thành viên tham gia Diễn đàn các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới hiện chiếm khoảng 85% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

Dự báo thời gian tới, giá cà phê sẽ vẫn chưa hết tiêu cực bởi vụ cà phê mới của Brazil trong năm nay và những thông tin dự báo vụ cà phê bội thu từ Việt Nam, dự kiến sẽ bắt đầu được thu hoạch vào tháng 10-11 tới.

Giá đậu tương kỳ hạn tại Mỹ ngày 19/9/2018 vẫn duy trì mức thấp nhất gần 10 năm, chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng và sản lượng cây trồng tại Mỹ tăng.
Giá đậu tương kỳ hạn giao sau trên sàn Chicago tăng 0,1% lên 8,15-1/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 1,1% xuống 8,12 USD/bushel – thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Giá ngô kỳ hạn giao sau cũng tăng 0,1% lên 3,43-1/2 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 1,4% xuống 3,43 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 19/6/2018.
Giá lúa mì kỳ hạn giao sau tăng 0,6% lên 5,13-1/2 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,9%.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Ông Phạm Hồng Hải tâm sự về Ngành tài chính

"Ngành tài chính quá khắc nghiệt, không phải ai cũng đủ nhiệt huyết, quyết tâm và kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn", ông Phạm Hồng Hải tâm sự.
tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

21 tuổi ra trường, đầu quân vào ngân hàng HSBC và bám trụ đến nay, không ít lần ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, cảm thấy chông chênh trên con đường sự nghiệp và có ý định dừng lại. Cũng đôi lần, ông hoài nghi con đường mình đi có đúng hay không. Tuy nhiên, ông đã kiên định mục tiêu trên cuộc đua marathon dài hơi và về đích với vị trí Tổng giám đốc người Việt đầu tiên của ngân hàng đến từ Anh quốc năm 2014. Trước đó, ông cũng là người Việt đầu tiên đảm nhiệm vị trí Giám đốc kinh doanh vốn và tiền tệ tại Việt Nam của HSBC.

Nhìn lại chặng đường bốn năm trên cương vị tổng giám đốc, Phạm Hồng Hải đánh giá thành quả ông đạt được hơn cả kỳ vọng ban đầu của bản thân, nhưng để nói là hài lòng thì chưa.

Trên bàn làm việc của ông trưng hình ảnh vợ và con gái. Ông nói gia đình luôn là nơi ông hướng về.

tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

- Năm 2014, khi nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, ông đặt cho mình những mục tiêu gì?

- Tôi có ba mục tiêu muốn thực hiện.

Đầu tiên là thay đổi hình ảnh của HSBC Việt Nam. Tôi muốn chứng minh HSBC Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng và tăng trưởng được, không chỉ về mặt con số mà cả về chất lượng, đặc biệt trong việc quản trị rủi ro bao gồm cả rủi ro về tội phạm tài chính.

Thứ hai, tôi muốn quảng bá hình ảnh thị trường Việt Nam ra toàn thế giới để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư vẫn hình dung một bức tranh về Việt Nam với nền kinh tế kém phát triển, với lạm phát cao và đầy rủi ro. Nhưng đất nước đã đổi thay rất nhiều. Người Việt Nam là người làm công tác quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam tốt nhất.

Thứ ba, tôi muốn chắp cánh cho nhóm nhân sự tiềm năng của HSBC Việt Nam, tạo cơ hội để các bạn đi làm việc ở các chi nhánh khác của HSBC trên thế giới. Tôi hy vọng đội ngũ này sẽ quay trở về Việt Nam trong tương lai và đảm nhận các vị trí quan trọng trong ngân hàng. Ngoài ra, với nhân viên nói chung, tôi muốn gia tăng đào tạo để có được đội ngũ nhân viên ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, vừa đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật sở tại, vừa đảm bảo các chuẩn mực chung của HSBC toàn cầu.

tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

- Vậy 4 năm trôi qua, ông có hài lòng với thành quả mình đạt được không? Ông gặp áp lực gì trong khi đảm đương chức vụ cao nhất tại HSBC Việt Nam?

- Nói là áp lực thì cũng không hẳn. Dù mới chỉ làm tại một vài phòng ban trong ngân hàng, tôi hiểu khá rõ về văn hóa và con người của HSBC tại Việt Nam và trong khu vực. Các bạn đồng nghiệp ở HSBC cũng hỗ trợ tôi rất nhiều khi tôi nhận nhiệm vụ mới. Tôi nghĩ việc được giao trọng trách này là cơ hội tốt giúp tôi có thể thực hiện những thay đổi đưa HSBC trở thành một tổ chức tốt hơn cho khách hàng và nhân viên, những điều trước đây tôi chưa có cơ hội làm.

Mọi thứ tôi làm được trong thời gian qua từ kết quả kinh doanh hay tái cơ cấu, tái định vị HSBC Việt Nam trong khu vực có phần vượt trên kỳ vọng tôi đặt ra lúc nhận nhiệm vụ. Tôi nghĩ mình đang đi đúng hướng nhưng để nói là hài lòng thì chưa.

Tôi tin thị trường Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng, nhưng hiện tại tăng trưởng vẫn chưa tương xứng. Nhìn vào tình hình Việt Nam, chúng ta thấy sự ổn định về kinh tế, cơ hội làm ăn đa dạng tại một nước đang phát triển đang có nhu cầu lớn về phát triển kinh tế, và các nhà lập pháp khá cởi mở, có thiện chí muốn học hỏi và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiềm năng thị trường lớn như vậy và HSBC Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những thị trường lớn của HSBC tại khu vực châu Á.

- Tham gia thị trường tài chính năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính mới chớm ở châu Á, cùng HSBC đi qua cuộc khủng hoảng, ông rút ra được kinh nghiệp gì?

- Năm 1997, trước khi khủng hoảng xảy ra, tôi chuyển về phòng Kinh doanh ngoại tệ, hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về thị trường và sản phẩm. May mắn là thời điểm đó thị trường Việt Nam còn tương đối khép kín, biến động vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Mọi thứ như thước phim quay chậm vậy, các thị trường khác biến động xong mới đến lượt Việt Nam, tạo thời gian cho mình học. Sau đó, tôi có chuyến đi công tác ở Thái Lan vào đúng thời điểm khủng hoảng và được tận mắt chứng kiến biến động khủng khiếp như thế nào.

Đặc điểm thị trường Việt Nam quen với mọi thứ khá ổn định và một số người nhìn nhận rủi ro khó xảy ra tại thị trường này. Những gì được chứng kiến từ cuộc khủng hoảng 97-98 giúp tôi trở nên thận trọng hơn, luôn nhìn thị trường theo hướng chuyển động để có thể đón nhận rủi ro, và từ đó có sự chuẩn bị vững vàng khi đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 và những sự kiện khác sau này.

- Chưa tưởng tượng ông Phạm Hồng Hải với điểm yếu "thiếu tự tin" trong quá khứ là như thế nào, với hiện tại, những gì người ta nhìn thấy ở ông là năng động và rất tự tin?

- Trước khi vào làm ở HSBC, tôi là người khá khép kín và không hay thể hiện bản thân nhất là trước đám đông. Đến giờ, tôi vẫn là người hướng nội, có thể nói là không hoạt ngôn nhưng yêu cầu công việc buộc tôi phải điều chỉnh và tôi thấy không có gì mà chúng ta không làm được.Có thể xuất phát điểm của mỗi người khác nhau, nhưng nếu nỗ lực và xác định rõ mục tiêu thì không khó để đi tới đích.

tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

- Năm 2004, khi đi thuyết phục các cơ quan quản lý về thương vụ hoán đổi tiền tệ, độ "tự tin" của ông đã đạt đến mức nào? Mất 6 tháng để thuyết phục, làm thế nào ông có thể qua được giai đoạn đó khi mà ban đầu có người nói khả năng thành công là dưới 10%?

- Lúc đó tôi nhìn thấy nhu cầu rất rõ từ phía khách hàng: các doanh nghiệp FDI vay vốn ở công ty mẹ bằng ngoại tệ nhưng bán hàng ở Việt Nam với doanh thu bằng đồng Việt Nam nên chịu rủi ro rất lớn về tỷ giá. Giúp đỡ khách hàng và doanh nghiệp là nhiệm vụ của chúng tôi.

Thêm nữa, thời gian đó, thị trường Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm, nếu giao dịch đầu tiên này được thực hiện sẽ là nền tảng giúp phát triển và hoàn thiện thị trường. Làm những cái mới để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và thị trường là động lực lớn nhất của tôi lúc đó.

Nói thật, tôi cũng không biết xác suất thành công thế nào bởi hoán đổi tiền tệ là sản phẩm tương đối thông dụng ở nước ngoài nhưng với Việt Nam lúc đó chưa có cơ sở pháp lý như hiện nay. Nhưng cứ làm thôi.

Tôi có cái may mắn là khi đến thuyết phục cơ quan quản lý, các anh chị làm ở Ngân hàng Nhà Nước có tư duy cấp tiến, đón nhận cái mới và quan trọng là họ dám thử. Mặc dù chưa có cơ sở pháp lý nhưng họ sẵn sàng cùng tôi tìm hiểu về sản phẩm. Họ cho tôi niềm tin là cứ đi, đi cùng nhau, cùng làm hết sức rồi sẽ tới. Dù chưa biết tới đâu nhưng dám thử, dám chấp nhận thử thách là tốt rồi.

Tôi còn có "hậu phương" vững chãi khác là sếp Tổng giám đốc của HSBC Việt Nam thời điểm đó. Chính sự máu lửa và độ tự tin lúc nào cũng hơn 100% của ông đã tiếp sức cho tôi.

- Yếu tố may mắn cũng được một số người nhắc đến khi ông được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc nhưng ông nói còn có cả thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Tỷ lệ những thứ này như thế nào trong bóc tách của ông?

- Rất khó để bóc tách hay chia tỷ lệ. Tôi không phủ nhận yếu tố may mắn, bởi dù mình chuẩn bị kỹ càng mọi kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ xã hội thì mình cũng mới chỉ là một trong nhiều ứng viên.

Thiên thời là thời điểm đó tập đoàn đang cần tuyển vị trí Tổng giám đốc tương đối gấp, địa lợi là tôi đã trang bị kiến thức, chuyên môn, kỹ năng trong gần 20 năm tại HSBC, nhân hòa là các bạn đồng nghiệp và các lãnh đạo trong khu vực ủng hộ tôi.

May mắn đầu tiên có thể nói bắt nguồn từ việc tôi được nhận vào HSBC làm việc rồi sau đó may mắn là trở thành một trong số các ứng viên và cuối cùng tôi được chọn.

- Rõ ràng may mắn có phần do mình tạo ra. Nếu không có sự chuẩn bị, làm sao ông nắm được cơ hội đó?

- Thực sự tôi không phải người duy nhất đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ này. Nhiều bạn khác cũng hoàn toàn có khả năng. Nhưng một số người cho rằng họ không chờ được, đường để lên vị trí cao, trọng yếu xa lắm, họ chọn chuyển sang ngân hàng khác hoặc sang ngành khác. Đường đến vị trí quan trọng trong một tập đoàn như một cuộc đua marathon dài hơi vậy. Quan trọng không phải thắng từng chặng mà ai là người về đến đích.

Quan điểm của tôi là cứ đi, đi hết sức và cố hết sức trên con đường mình đã chọn, tới được hay không còn do may mắn nhưng tôi chắc chắn khi kiên định với mục tiêu đặt ra luôn có cánh cửa mở ra chào đón bạn.

- Từng làm gia sư, phiên dịch hội chợ, và khi bắt đầu sự nghiệp ở HSBC, ông cũng bắt đầu ở phòng kế toán - nghiệp vụ mà ông không hề yêu thích. Trong khi đó, một số bạn trẻ hiện nay khá thực dụng. Mới tốt nghiệp nhưng họ quan tâm đến mức lương hay danh tiếng công ty hơn là việc trau dồi kinh nghiệm. Ông suy nghĩ sao về điều này?

- Tôi là người thuộc thế hệ 7X, không thể đặt khuôn mẫu của mình vào thế hệ trẻ hơn. Mỗi thế hệ có quan điểm khác nhau.

Thế hệ trẻ hiện nay có lợi thế về kiến thức, sự tự tin, sự năng động. Các bạn có tuổi trẻ, cả một chặng đường phía trước đang chờ. Và các bạn đang sống trong một thế giới mà cái gì cũng rất nhanh. Những cái nhanh, ăn liền như vậy vô hình chung trở thành điểm yếu khi các bạn nghĩ về sự nghiệp của mình.

Các bạn thường có ý nghĩ: "Tôi làm được một thời gian, phải thăng chức, tăng lương cho tôi. Không đáp ứng nhu cầu của tôi thì tôi đi". Nhưng các bạn lại không nghĩ đến mục tiêu dài hạn để theo đuổi và cũng không xác định được đam mê. Nhìn lại những người thành công không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, họ đều "lì" khi theo đuổi đam mê của họ. Khi xác định được niềm đam mê, họ sẽ đi đến cùng. Không ai thành công mà cứ 3 tháng, 6 tháng lại nhảy việc một lần.

tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

Những công việc đầu đời của tôi rất đơn giản, có khi chỉ là học cách dùng máy photocopy, máy fax, telex, nhập dữ liệu hóa đơn mua vào bán ra của phòng kế toán. Nhưng tất cả lại giúp tôi có những bài học rất tốt. Theo tôi, mới ra trường, các bạn trẻ không nên quá câu nệ làm ở vị trí nào. Thay vào đó hãy lựa chọn gia nhập một tổ chức tốt nơi bạn có thể học hỏi được nhiều.

- Hiện nay khối ngành tài chính - ngân hàng được coi là "hot" ở Việt Nam. Hầu như trường nào cũng đào tạo ngành này đồng thời rất nhiều bạn trẻ chọn chuyên ngành này để theo học. Ông có lời khuyên gì dành cho họ?

- Lứa sinh viên ngành tài chính - ngân hàng thế hệ của tôi ra trường năm 1995, đến nay, người còn trụ lại trong ngành chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Ngành tài chính quá khắc nghiệt, không phải ai cũng đủ nhiệt huyết, quyết tâm và kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn.

Ở Việt Nam, kiếm tiền đã vất vả nhưng các quy định đối với ngành tài chính ngân hàng còn chưa hoàn chỉnh do còn đang ở giai đoạn hình thành nên càng khó.

Không dám đưa ra lời khuyên nhưng tôi có một công thức dành cho các bạn trẻ. Đó là vận dụng lợi thế có sẵn:năng động, nhiệt huyết, tự tin, thêm yếu tố lì lợm và thái độ đúng đắn, các bạn chắc chắn sẽ thành công.

Bản thân tôi cũng kỳ vọng rất nhiều vào nhóm tài năng trẻ ở HSBC. Tôi luôn muốn đào tạo, chắp cánh để các bạn có thể vươn được xa hơn và chứng minh người Việt Nam hoàn toàn có thể thành công không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.

- Có bao giờ ông thấy hối hận về chọn ngành ngân hàng, đầu quân cho HSBC vì tôi được biết hơn 20 năm trước lúc mới ra trường, ông đã vượt qua vòng thi tuyển gắt gao của một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia?

- Cũng có những lúc tôi tự đặt lại câu hỏi: Nếu như ngày trước mình chọn làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh thì thế nào nhỉ?

Nhưng thật sự, nếu được quay ngược thời gian về thời điểm đó và chọn lựa lại thì tôi vẫn chọn ngành ngân hàng thôi. Chắc là cái duyên rồi. Nghề chọn người (cười).

Tôi tự cảm thấy bản thân phù hợp với ngành ngân hàng hơn. Đặc thù hai ngành ngân hàng và ngành bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh có hơi khác nhau.

Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, công việc liên quan nhiều đến mảng bán hàng và thực sự đó không phải thế mạnh của tôi. Mặt khác, tôi lại có kiến thức và đam mê với tài chính và tôi muốn giúp nhiều doanh nghiệp, nhiều khách hàng hơn.

Công việc trong ngành này không chỉ xoay quanh nghiệp vụ chuyên môn tài chính - ngân hàng. Lợi thế của việc làm trong ngành tài chính - ngân hàng là bạn có thể gặp gỡ tìm hiểu và hỗ trợ rất nhiều khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Cơ hội tiếp cận những người làm doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau như thế tạo cơ hội học hỏi rất lớn cho các bạn làm trong ngành ngân hàng.

tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

- Làm việc ở một ngân hàng nước ngoài, cái nhìn của ông về các ngân hàng trong nước như thế nào?

- Mỗi ngân hàng, nội hay ngoại, đều có đặc thù khác nhau. Ngân hàng ngoại như HSBC có lợi thế cạnh tranh là mạng lưới toàn cầu rộng lớn khiến chúng tôi hiểu được cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Những doanh nghiệp FDI muốn đầu tư vào Việt Nam hay những thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) có yếu tố nước ngoài đều qua ngân hàng ngoại do các ngân hàng này có thể kết nối hai bên đối tác trong nước và nước ngoài. Đây là thế mạnh mà ngân hàng nội khó cạnh tranh.

Nhưng mặt khác, ngân hàng nội lại có mạng lưới trong nước rất rộng, phủ được nhiều phân khúc. Tôi lấy ví dụ như hiện nay ở Việt Nam khoảng 90% số doanh nghiệp là vừa và nhỏ và đây là một trong những mảng khách hàng chính của các ngân hàng nội.

Tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng nội cũng rất tốt. Trên phương diện sản phẩm, kỹ năng quản trị và công nghệ, các ngân hàng nội còn một chặng đường dài nữa để phát triển nhưng khoảng vài năm nữa, một số ngân hàng nội, đặc biệt là ngân hàng cổ phần lớn sẽ thay da đổi thịt và trở thành đối trọng trên thị trường. Theo tôi, các ngân hàng nội và ngân hàng quy mô khu vực sẽ nắm vai trò quan trọng trên thị trường trong tương lai.

- Trong ngành tài chính, ai cũng hiểu là lằn ranh giữa cái đúng, cái sai rất mong manh. Hơn 20 năm trong nghề, ông có nguyên tắc hay tôn chỉ nào mà ông đặc biệt tuân thủ để giữ cái tâm sáng, cái đầu lạnh?

- Tôi may mắn được làm ở ngân hàng nước ngoài với những quy chuẩn, chuẩn mực được xây dựng và bồi đắp qua thời gian tính bằng trăm năm. Lằn ranh đúng sai được vạch ra rất rõ ràng.

Trong những năm qua, hàng loạt vấn đề "nóng" của ngành được đưa ra, trong đó ngoài các vấn đề chuyên môn như nợ xấu, lợi nhuận, tăng trưởng thì còn có các đại án, rồi câu chuyện về các sai phạm trong hoạt động được phanh phui. Quan điểm của tôi là làm việc với khối lượng tiền lớn hay nhỏ không quá quan trọng nhưng tôi luôn tuân thủ hai nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Làm việc gì mà mình không cảm thấy sợ hãi, xấu hổ nếu nhiều người biết. Một sự việc có thể đúng hoặc sai tùy theo cách nhìn của mỗi người và hoàn cảnh. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không có cơ hội giải thích cho tất cả mọi người. Do đó, tốt nhất chỉ nên làm điều đúng.

Nguyên tắc 2: Làm bất cứ việc gì tôi cũng hình dung ra nếu người khác cũng hành xử như vậy với mình thì mình sẽ cảm thấy thế nào. Nếu tôi cảm thấy khó chịu khi bị đối xử như vậy thì chắc chắn tôi không nên làm điều đó với người khác.

Quy tắc của tôi là không để quan hệ cá nhân, cảm tính xen vào khi ra quyết định. Tôi luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trước. Tất cả đều được đặt dưới lăng kính: Làm thế nào để có lợi nhất cho tổ chức.

Mình vẫn phải năng động, phát triển nhưng không nên vượt qua lằn ranh mà nhiều khi rất mong manh giữa cái đúng, cái sai.

tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca
tong giam doc hsbc viet nam chang ai thanh cong ma khong li lom ca

- Thời gian nào ông dành cho gia đình trong lịch trình bận rộn của một sếp ngân hàng ngoại?

- Trong tuần, tôi cố gắng sắp xếp việc ăn tối tiếp khách vào hai ngày trừ trường hợp một số sự kiện lớn, còn lại tôi sẽ phân bổ việc gặp gỡ khách hàng vào buổi sáng hoặc trưa. Buổi tối tôi dành để về nhà ăn tối với gia đình rồi sau đó chơi với con. Khi mấy đứa nhỏ đi ngủ thì tôi lại quay trở lại làm việc tiếp.

Cuối tuần tôi dành toàn bộ thứ bảy cho đến chiều chủ nhật cho gia đình, không email, không công việc. Tối chủ nhật tôi sẽ dành thời gian để trả lời tất cả email và công việc còn tồn động trong tuần để chuẩn bị cho tuần mới.

Thường một ngày tôi dậy từ lúc 5h, chạy bộ hoặc bơi, rồi về tắm rửa sửa soạn, 7h30 đi làm. Tôi cố gắng kết thúc công việc lúc 18h15 rồi về nhà ăn tối.

Cuối tuần cần tập nhiều hơn thì 4h sáng tôi đã dậy rồi. Tập tành đến 8h xong xuôi tôi đã có thể đi ăn sáng cùng gia đình trừ khi tôi cần tập dài hơn trước các giải thi đấu.

Với cách làm này tôi vẫn đảm bảo công việc mà vẫn có thời gian bên gia đình. Đến nay, mọi chuyện vẫn tương đối ổn.

- Ngoài chạy ra, ông còn chơi môn thể thao nào khác không?

- Tôi có chạy, bơi, đạp xe và thỉnh thoảng chơi tennis. Trước tôi có tập gym nhưng sau một thời gian tôi không xác định được mục tiêu luyện tập của mình là gì nên dừng lại. Bắt đầu từ năm ngoái, tôi tham gia thi đấu tại một số giải thể thao như Ironman.

Tập luyện để tham gia thi Ironman, tôi thấy mình có mục tiêu rất rõ ràng ngay từ đầu năm và mỗi ngày khi thức dậy tôi đều biết phải tập với cường độ thế nào để có thể thi đấu thành công. Thành tích thi đấu phản ảnh rõ sức khỏe, độ dẻo dai và ý chí thi đấu của mình. Ngoài ra, tập luyện ba môn phối hợp giúp tôi tránh chấn thương vì mình phải tập tất cả các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể.

- Trong quãng thời gian 20 năm đi làm, hẳn là có những lúc ông cảm thấy bi quan, bế tắc. Những lúc đó ông xử lý như thế nào?

- Năm 2000, tôi có tham gia khóa học về 7 thói quen (The seven habits of highly effective people). Khóa học này giúp thay đổi quan điểm của tôi về cuộc sống rất nhiều. Mọi thứ mình nhìn dưới lăng kính của sự lạc quan. Mình có thể gặp khó khăn, thất bại dù đã nỗ lực hết sức nhưng ít nhất mình đã thử.

Dù không thành công, mình cũng rút ra được bài học nào đó và không hối hận vì mình đã không thử. Suy nghĩ tích cực không chỉ tốt cho mình mà còn cho những người xung quanh.

Khi có những lúc khó khăn tôi chọn cách về nhà nói chuyện với vợ để chia sẻ. Cô ấy là điểm tựa vững chắc của tôi. Nhưng nhìn lại, kể cả bốn năm vừa qua tôi cũng không thấy lúc nào bế tắc mà không tìm được lối ra hết. Vấn đề nào cũng có giải pháp, chỉ là mình chưa tìm ra thôi.

Tôi nghiệm ra khi giữ tâm trí tĩnh lặng, giải pháp sẽ tự đến.

Với tôi, chạy bộ hoặc bơi dài là giải pháp hiệu quả khi cần giữ tâm trí tĩnh lặng vì thường lúc đó tôi chỉ tập trung vào hơi thở. Và đó là lúc giải pháp xuất hiện.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh tuần qua.

Cân đối cán cân thương mại thuận lợi, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh tuần qua.
viet nam xuat sieu lon ty gia usdvnd ha nhiet nhanh
Thị trường quốc tế cũng như các đồng tiền chủ chốt có thể sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới, khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp - Ảnh: Quang Phúc.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã gia tăng mạnh xuất siêu trong kỳ 2 của tháng 8/2018, một yếu tố hỗ trợ cho bình ổn tỷ giá USD/VND.

Cụ thể, số liệu vừa công bố từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2018 (từ ngày 16/8 đến 31/8/2018) đạt 24,18 tỷ USD, tăng 24% (tương ứng tăng 4,67 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8/2018.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 8/2018 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng tính từ đầu năm 2018 đạt 312,13 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 39,6 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 203,05 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 26,27 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 109,08 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 13,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong kỳ 2 tháng 8 năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,47 tỷ USD, qua đó đưa mức thặng dư của cả nước trong 8 tháng qua lên tới 4,69 tỷ USD.

Hướng xuất siêu được đẩy mạnh trở lại trong hai tháng gần đây tạo thêm thuận lợi cho cân đối ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần cùng chính sách tiền tệ bình ổn tỷ giá USD/VND.

Cũng trong kỳ số liệu trên, tỷ giá USD/VND đã dần bình ổn và có dấu hiệu hạ nhiệt nhanh trong tuần vừa qua.

Cụ thể, từ cuối tháng 6 kéo dài đến đầu tháng 8/2018, tỷ giá USD/VND biến động mạnh và liên tục lên các mức cao. Cao điểm, giá bán ra USD của một số ngân hàng thương mại đã có hiện tượng kịch trần biên độ vào đầu tháng 8, như ngày 3/8/2018 kịch trần ở 23.356 VND.

Nhưng tuần qua, giá USD bán ra phổ biến tại các ngân hàng thương mại đã hạ xuống lần lượt còn 23.320 VND, rồi xuyên thủng mốc 23.300 VND còn 23.290 VND chốt tuần.

Trên thị trường thế giới, sau thông tin có triển vọng Mỹ và Trung Quốc trở lại bàn đàm phán, qua đó xoa dịu khả năng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nước này, chỉ số USD-Index đã giảm xuống dưới mốc 95 điểm; đồng Nhân dân tệ đã lên giá trở lại sau khi rơi mạnh trong tuần trước.

Tuy nhiên, ngay ngày cuối tuần (14/9), hãng tin Reuters cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại chỉ đạo các trợ lý chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch áp thuế quan bổ sung lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, cho dù Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin đang cố gắng tái khởi động đàm phán với Bắc Kinh.

Theo đó, thị trường quốc tế cũng như các đồng tiền chủ chốt có thể sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới, khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp.

Và phía trước, giới quan sát đang chờ đợi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có lần tăng lãi suất tiếp theo qua cuộc họp cuối tháng 9 này.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Hầu hết ngân hàng hiện chỉ duy trì dư nợ cho vay

Hầu hết ngân hàng hiện chỉ duy trì dư nợ cho vay với lĩnh vực bất động sản dưới 5-7%. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng đang có dư nợ trong lĩnh vực này vượt trên 10%.

Cùng với chứng khoán, bất động sản được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Vì vậy, trong nhiều quyết sách, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng cho vay trong những lĩnh vực này.

Ngân hàng nào cho vay bất động sản nhiều nhất?

Hầu hết ngân hàng hiện nay đều duy trì tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản dưới 7% tổng dư nợ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng có tỷ lệ này vượt trên 10%, với dư nợ hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết quý II, Sacombank đang có hơn 42.000 tỉ đồng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong số này chủ yếu bao gồm bất động sản và dịch vụ môi giới tư vấn bất động sản.

Số này đã tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với đầu năm, nhưng xét về tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì hệ số này lại giảm từ 17,6% xuống còn 17%. Nguyên nhân do 6 tháng qua Sacombank đã tăng trưởng hơn 23.000 tỉ đồng tín dụng. Đây cũng là một trong số ít nhà băng có tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vượt trên 10% tổng dư nợ hiện nay.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Bất động sản luôn được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.

Hai nhà băng khác có tỷ lệ này vượt trên 10% là Kienlongbank và Techcombank cùng ở mức 12%.

Với mức dư nợ chỉ khoảng 27.300 tỉ đồng, Kienlongbank đang cho vay tổng cộng 3.263 tỉ đồng trong lĩnh vực bất động sản, tăng tới 31% so với đầu năm. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực cho vay trọng điểm của nhà băng này mà là sản xuất sản phẩm và nông nghiệp, chiếm trên 46% dư nợ cho vay.

Tính tới cuối tháng 6, Techcombank có 166.700 tỉ đồng dư nợ cho vay, tăng gần 6.000 tỉ đồng so với đầu năm. Nhà băng này dành hơn 20.000 tỉ đồng để cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xấp xỉ hồi đầu năm. Trong nhiều năm trở lại đây, bất động sản luôn là mảng cho vay có giá trị lớn nhất của ngân hàng này với tỷ trọng trên 15%. Xếp sau lĩnh vực bất động sản là nhóm công nghiệp và buôn bán, sữa chữa…

Không thể hiện chi tiết giá trị dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản nhưng trong báo cáo tài chính năm 2017, mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực này ở BIDV cũng đã gần 37.500 tỉ đồng. Nhà băng này cũng nằm trong nhóm cho vay bất động sản nhiều nhất thị trường. Tuy nhiên, do BIDV là ngân hàng có dư nợ lớn nhất hệ thống nên số dư nợ này chỉ chiếm trên 4,2% tổng cho vay của ngân hàng.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Con số hồi đầu năm bên phía VPBank cũng là hơn 15.500 tỉ đồng, tương đương 8,5% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng.

Trong khi đó, BacABank hiện là ngân hàng cho vay rất ít trong lĩnh vực bất động sản với dư nợ cuối quý II chỉ là 362 tỉ đồng, chiếm vỏn vẹn 0,6% dư nợ cho vay. Những năm trước đó, bất động sản chưa khi nào là lĩnh vực cho vay trọng điểm của nhà băng này mà là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.

Tín dụng bất động sản bị thắt chặt

Tín dụng bất động sản từng chiếm tỷ trọng rất cao trong danh mục của các ngân hàng, đặc biệt là giai đoạn 2007-2008 với tỷ lệ trên 30%. Tuy nhiên, qua nhiều hệ lụy từ việc quá phục thuộc vào tín dụng bất động sản, các ngân hàng hiện nay đã giảm tỷ lệ này về mức 5-7% phổ biến.

Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành ngân hàng đã tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay mảng này hiện chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.

Số liệu tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nội 6 tháng đầu năm cho biết tín dụng bất động sản hiện vào khoảng 114.000 tỉ đồng, chiếm 7,6% tổng dư nợ cho vay của thành phố (hơn 1,5 triệu tỉ đồng), giảm 0,3 điểm % so với cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ trọng tại TP.HCM hiện cũng đã giảm xuống mức 10,6%.

Trong năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%, đồng thời yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng và hạn chế cho vay vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. NHNN cũng nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 250% và hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45%. Đây là biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, nơi cần nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Giá trị tuyệt đối dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tăng lên nhưng tỷ lệ trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đang giảm đi.

Các ngân hàng thương mại từ đó cũng điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trong lĩnh vực này từ 1-2%/năm. Động thái này được cho là một trong những nguyên nhân khiến một số phân khúc của thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại giai đoạn đầu năm vừa qua.

Hiện lãi suất cho vay bất động sản bao gồm vay xây nhà, sửa nhà, mua căn hộ phổ biến tại các ngân hàng dao động trong khoảng 11-12% tại Eximbank, OCB, SHB, VietCapital Bank… Một số nhà băng có mức lãi suất trên 12,5%/năm như Sacombank, VietABank.

Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018, trong đó yêu cầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

đọc thêm: https://baotintucnhanh24h.blogspot.com/2018/08/khu-ong-sai-gon-ang-xuat-hien-nhieu-du.html

Tỷ giá USD tiếp tục sụt gi���m trên cả thị trường

Tỷ giá USD tiếp tục sụt giảm trên cả thị trường liên ngân hàng và chợ đen; giá Bitcoin tiếp tục giảm sau hàng loạt tin xấu; VNPT hoàn tất chuyển giao PTF cho SeABank... Là những tin tài chính nổi bật trong ngày hôm nay.

Bản tin tài chính hôm nay (12/9) nổi bật với các tin sau:

1. Tỷ giá USD tiếp tục sụt giảm trên cả thị trường liên ngân hàng và chợ đen

Tỷ giá USD hôm nay tiếp tục giảm trên thị trường chợ đen và thị trường ngân hàng. Trong chiều nay, tiếp tục có 2/7 ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ giá niêm yết là VietinBank và BIDV, lần lượt giảm 2 đồng và 5 đồng ở cả hai chiều mua và bán. Cùng với đó, lúc 16h00 chiều nay, tỷ giá USD chợ đen được giao dịch ở mức 23.420 – 23.440 VNĐ/USD.

ban tin tai chinh ngay 129 ty gia usd trong nuoc tiep tuc sut giam vnpt hoan tat giao ptf cho seabank
Ảnh minh họa

2. VCSC: Thu nhập ngoài lãi sẽ là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận Vietcombank tăng 56% trong năm 2018

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bản Việt, thu nhập ngoài lãi sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2018 của Vietcombank với dự báo thu nhập này sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng 48,6% trong năm 2018 và chủ yếu nhờ kế hoạch thoái vốn của Ngân hàng OCB, Vietnam Airlines, Eximbank và MBBank.

VCSC ước tính các khoản thu từ thoái vốn này sẽ đóng góp tăng trưởng 16% với khoản lợi nhuận tổng cộng là 1.600 tỷ đồng sẽ được ghi nhận vào thu nhập ngoài lãi trong năm 2018.

3. VNPT hoàn tất bàn giao Công ty Tài chính Bưu điện cho SeABank

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có thông báo về việc hoàn thành bàn giao Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF) cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).

Trước đó, SeABank đã đấu giá mua thành công Công ty Tài chính PTF vào ngày 1/2 với mức giá thành công 710 tỷ đồng. Thương vụ này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận vào ngày 22/5.

4. Ngân hàng Nhật từng được Thủ tướng đặt vấn đề mua NH Việt, lập văn phòng đại diện ở TP HCM

Thống đốc NHNN cho phép Ngân hàng The Senshu Ikeda Bank, Ltd. Quốc tịch Nhật Bản, có trụ sở chính tại thành phố Osaka, Nhật Bản được thành lập Văn phòng đại diện tại TP HCM.

Được biết, vào năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đặt vấn đề Ngân hàng Senshu Ikeda có thể tham gia mua lại ngân hàng yếu kém của Việt Nam.

5. Giá bitcoin hôm nay (12/9): tiếp tục giảm, tổng giá trị thị trường thấp kỉ lục

Hôm qua, nhà sáng lập của sàn OKCoin và OKEx, sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 thế giới, Star Xu, vừa bị bắt và tạm giam 24 giờ ở Trung Quốc do nghi ngờ liên quan đến vụ lừa đảo tiền kỹ thuật số, theo tin từ Sina News.

Cùng với đó, gã khổng lồ về mạng xã hội ở Trung Quốc WeChat với 1 tỷ người dùng vừa cấm trang chính thức của công ty khai thác tiền kỹ thuật số Bitmain cũng như những kênh "tin tức nóng" về tiền kỹ thuật số khác.

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận lúc 8h15 là 6.263,82 USD, giảm 0,97% so với 24 giờ trước. Đồng thời, tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số ghi nhận được vào thời điểm 8h22 là 191,43 tỷ USD, giảm 5 tỷ USD so với con số của ngày 11/9.