Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) mới cập nhật báo cáo triển vọng ngắn hạn cho thị trường thép năm 2021 và 2022.
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm
Theo đó, Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 4,5% vào năm 2021 và đạt 1.855 triệu tấn sau khi tăng trưởng 0,1% vào năm 2020; sau đó sẽ tăng thêm 2,2% lên 1.896 triệu tấn vào năm 2022.
Các số liệu của dự báo dựa trên giả định những tiến triển tích cực của các chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 sẽ làm suy yếu dịch bệnh, sự lây lan của các biến thể của virus SAR-CoV-2 sẽ ít gây tổn hại và gián đoạn chuỗi cung ứng so với những đợt trước.
Ông Al Remeithi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Thế giới cho biết: "Nhu cầu tiêu thụ thép năm 2021 phục hồi mạnh mẽ hơn so với dự báo, chúng tôi phải điều chỉnh lại triển vọng theo hướng tăng.
Do đó, nhu cầu thép hồi sinh mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc cho thấy khả năng tiến gần với mức trước đại dịch không còn xa".
Về thị trường Trung Quốc, World Steel cho rằng sức tiêu thụ của nền kinh tế này đã duy trì đà phục hồi từ năm 2020 đến đầu năm 2021, nhưng sau đó chững lại vào hồi tháng 6.
Cụ thể, hoạt động của ngành sử dụng thép đã có dấu hiệu giảm rõ rệt kể, dẫn đến sức tiêu thụ thép 13% trong vào 7 và tiếp tục giảm 18% vào tháng 8.
Nguyên nhân là ngành xây dựng, bất động sản hạ nhiệt, làm giảm động lực cho tiêu thụ thép. Đầu tư cơ sở hạ tầng không được chú trọng vào năm 2021 vì các nhà đầu tư không mặn mà, nguồn lực từ các địa phương hạn chế.
Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng đang áp dụng nhiều biện pháp tài chính cứng rắn nhằm siết chặt sản xuất thép trong nước. Sự hồi sinh của ngành sản xuất trên toàn thế giới đã làm giảm tỷ trọng xuất khẩu.
World Steel dự báo những diễn biến không mấy khả quan về ngành bất động sản Trung Quốc sẽ kéo nhu cầu thép của nước này từ mức cao trong năm 2020 xuống tăng trưởng âm trong cuối năm 2021.
Dự báo, nhu cầu thép của cả năm 2021 sẽ giảm 1% so với năm 2020 nhờ nhu cầu thép từ tháng 1 đến tháng 8 kéo lại, mức tăng trưởng đạt 2,7%.
Bên cạnh đó, nhu cầu thép năm 2022 dự kiến sẽ không biến động nhiều vì lĩnh vực bất động sản bắt đầu suy thoái theo quan điểm tái cơ cấu ngành và xu hướng bảo vệ môi trường của Chính phủ nước này.
Ngược lại với tình thế của Trung Quốc, các nền kinh tế khác sẽ trỗi dậy trong năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và nối lại thương mại quốc tế sau thời gian đứt gãy.
Còn tiếp...