Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh tuần qua.

Cân đối cán cân thương mại thuận lợi, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh tuần qua.
viet nam xuat sieu lon ty gia usdvnd ha nhiet nhanh
Thị trường quốc tế cũng như các đồng tiền chủ chốt có thể sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới, khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp - Ảnh: Quang Phúc.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã gia tăng mạnh xuất siêu trong kỳ 2 của tháng 8/2018, một yếu tố hỗ trợ cho bình ổn tỷ giá USD/VND.

Cụ thể, số liệu vừa công bố từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2018 (từ ngày 16/8 đến 31/8/2018) đạt 24,18 tỷ USD, tăng 24% (tương ứng tăng 4,67 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8/2018.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 8/2018 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng tính từ đầu năm 2018 đạt 312,13 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 39,6 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 203,05 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 26,27 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 109,08 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 13,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong kỳ 2 tháng 8 năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,47 tỷ USD, qua đó đưa mức thặng dư của cả nước trong 8 tháng qua lên tới 4,69 tỷ USD.

Hướng xuất siêu được đẩy mạnh trở lại trong hai tháng gần đây tạo thêm thuận lợi cho cân đối ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần cùng chính sách tiền tệ bình ổn tỷ giá USD/VND.

Cũng trong kỳ số liệu trên, tỷ giá USD/VND đã dần bình ổn và có dấu hiệu hạ nhiệt nhanh trong tuần vừa qua.

Cụ thể, từ cuối tháng 6 kéo dài đến đầu tháng 8/2018, tỷ giá USD/VND biến động mạnh và liên tục lên các mức cao. Cao điểm, giá bán ra USD của một số ngân hàng thương mại đã có hiện tượng kịch trần biên độ vào đầu tháng 8, như ngày 3/8/2018 kịch trần ở 23.356 VND.

Nhưng tuần qua, giá USD bán ra phổ biến tại các ngân hàng thương mại đã hạ xuống lần lượt còn 23.320 VND, rồi xuyên thủng mốc 23.300 VND còn 23.290 VND chốt tuần.

Trên thị trường thế giới, sau thông tin có triển vọng Mỹ và Trung Quốc trở lại bàn đàm phán, qua đó xoa dịu khả năng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nước này, chỉ số USD-Index đã giảm xuống dưới mốc 95 điểm; đồng Nhân dân tệ đã lên giá trở lại sau khi rơi mạnh trong tuần trước.

Tuy nhiên, ngay ngày cuối tuần (14/9), hãng tin Reuters cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại chỉ đạo các trợ lý chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch áp thuế quan bổ sung lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, cho dù Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin đang cố gắng tái khởi động đàm phán với Bắc Kinh.

Theo đó, thị trường quốc tế cũng như các đồng tiền chủ chốt có thể sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới, khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp.

Và phía trước, giới quan sát đang chờ đợi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có lần tăng lãi suất tiếp theo qua cuộc họp cuối tháng 9 này.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Hầu hết ngân hàng hiện chỉ duy trì dư nợ cho vay

Hầu hết ngân hàng hiện chỉ duy trì dư nợ cho vay với lĩnh vực bất động sản dưới 5-7%. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng đang có dư nợ trong lĩnh vực này vượt trên 10%.

Cùng với chứng khoán, bất động sản được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Vì vậy, trong nhiều quyết sách, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng cho vay trong những lĩnh vực này.

Ngân hàng nào cho vay bất động sản nhiều nhất?

Hầu hết ngân hàng hiện nay đều duy trì tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản dưới 7% tổng dư nợ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng có tỷ lệ này vượt trên 10%, với dư nợ hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết quý II, Sacombank đang có hơn 42.000 tỉ đồng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong số này chủ yếu bao gồm bất động sản và dịch vụ môi giới tư vấn bất động sản.

Số này đã tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với đầu năm, nhưng xét về tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì hệ số này lại giảm từ 17,6% xuống còn 17%. Nguyên nhân do 6 tháng qua Sacombank đã tăng trưởng hơn 23.000 tỉ đồng tín dụng. Đây cũng là một trong số ít nhà băng có tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vượt trên 10% tổng dư nợ hiện nay.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Bất động sản luôn được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.

Hai nhà băng khác có tỷ lệ này vượt trên 10% là Kienlongbank và Techcombank cùng ở mức 12%.

Với mức dư nợ chỉ khoảng 27.300 tỉ đồng, Kienlongbank đang cho vay tổng cộng 3.263 tỉ đồng trong lĩnh vực bất động sản, tăng tới 31% so với đầu năm. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực cho vay trọng điểm của nhà băng này mà là sản xuất sản phẩm và nông nghiệp, chiếm trên 46% dư nợ cho vay.

Tính tới cuối tháng 6, Techcombank có 166.700 tỉ đồng dư nợ cho vay, tăng gần 6.000 tỉ đồng so với đầu năm. Nhà băng này dành hơn 20.000 tỉ đồng để cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xấp xỉ hồi đầu năm. Trong nhiều năm trở lại đây, bất động sản luôn là mảng cho vay có giá trị lớn nhất của ngân hàng này với tỷ trọng trên 15%. Xếp sau lĩnh vực bất động sản là nhóm công nghiệp và buôn bán, sữa chữa…

Không thể hiện chi tiết giá trị dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản nhưng trong báo cáo tài chính năm 2017, mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực này ở BIDV cũng đã gần 37.500 tỉ đồng. Nhà băng này cũng nằm trong nhóm cho vay bất động sản nhiều nhất thị trường. Tuy nhiên, do BIDV là ngân hàng có dư nợ lớn nhất hệ thống nên số dư nợ này chỉ chiếm trên 4,2% tổng cho vay của ngân hàng.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Con số hồi đầu năm bên phía VPBank cũng là hơn 15.500 tỉ đồng, tương đương 8,5% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng.

Trong khi đó, BacABank hiện là ngân hàng cho vay rất ít trong lĩnh vực bất động sản với dư nợ cuối quý II chỉ là 362 tỉ đồng, chiếm vỏn vẹn 0,6% dư nợ cho vay. Những năm trước đó, bất động sản chưa khi nào là lĩnh vực cho vay trọng điểm của nhà băng này mà là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.

Tín dụng bất động sản bị thắt chặt

Tín dụng bất động sản từng chiếm tỷ trọng rất cao trong danh mục của các ngân hàng, đặc biệt là giai đoạn 2007-2008 với tỷ lệ trên 30%. Tuy nhiên, qua nhiều hệ lụy từ việc quá phục thuộc vào tín dụng bất động sản, các ngân hàng hiện nay đã giảm tỷ lệ này về mức 5-7% phổ biến.

Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành ngân hàng đã tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay mảng này hiện chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.

Số liệu tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nội 6 tháng đầu năm cho biết tín dụng bất động sản hiện vào khoảng 114.000 tỉ đồng, chiếm 7,6% tổng dư nợ cho vay của thành phố (hơn 1,5 triệu tỉ đồng), giảm 0,3 điểm % so với cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ trọng tại TP.HCM hiện cũng đã giảm xuống mức 10,6%.

Trong năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%, đồng thời yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng và hạn chế cho vay vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. NHNN cũng nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 250% và hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45%. Đây là biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, nơi cần nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn.

Các ngân hàng đang cho vay bất động sản ra sao?

Giá trị tuyệt đối dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tăng lên nhưng tỷ lệ trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đang giảm đi.

Các ngân hàng thương mại từ đó cũng điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trong lĩnh vực này từ 1-2%/năm. Động thái này được cho là một trong những nguyên nhân khiến một số phân khúc của thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại giai đoạn đầu năm vừa qua.

Hiện lãi suất cho vay bất động sản bao gồm vay xây nhà, sửa nhà, mua căn hộ phổ biến tại các ngân hàng dao động trong khoảng 11-12% tại Eximbank, OCB, SHB, VietCapital Bank… Một số nhà băng có mức lãi suất trên 12,5%/năm như Sacombank, VietABank.

Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018, trong đó yêu cầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

đọc thêm: https://baotintucnhanh24h.blogspot.com/2018/08/khu-ong-sai-gon-ang-xuat-hien-nhieu-du.html

Tỷ giá USD tiếp tục sụt gi���m trên cả thị trường

Tỷ giá USD tiếp tục sụt giảm trên cả thị trường liên ngân hàng và chợ đen; giá Bitcoin tiếp tục giảm sau hàng loạt tin xấu; VNPT hoàn tất chuyển giao PTF cho SeABank... Là những tin tài chính nổi bật trong ngày hôm nay.

Bản tin tài chính hôm nay (12/9) nổi bật với các tin sau:

1. Tỷ giá USD tiếp tục sụt giảm trên cả thị trường liên ngân hàng và chợ đen

Tỷ giá USD hôm nay tiếp tục giảm trên thị trường chợ đen và thị trường ngân hàng. Trong chiều nay, tiếp tục có 2/7 ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ giá niêm yết là VietinBank và BIDV, lần lượt giảm 2 đồng và 5 đồng ở cả hai chiều mua và bán. Cùng với đó, lúc 16h00 chiều nay, tỷ giá USD chợ đen được giao dịch ở mức 23.420 – 23.440 VNĐ/USD.

ban tin tai chinh ngay 129 ty gia usd trong nuoc tiep tuc sut giam vnpt hoan tat giao ptf cho seabank
Ảnh minh họa

2. VCSC: Thu nhập ngoài lãi sẽ là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận Vietcombank tăng 56% trong năm 2018

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bản Việt, thu nhập ngoài lãi sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2018 của Vietcombank với dự báo thu nhập này sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng 48,6% trong năm 2018 và chủ yếu nhờ kế hoạch thoái vốn của Ngân hàng OCB, Vietnam Airlines, Eximbank và MBBank.

VCSC ước tính các khoản thu từ thoái vốn này sẽ đóng góp tăng trưởng 16% với khoản lợi nhuận tổng cộng là 1.600 tỷ đồng sẽ được ghi nhận vào thu nhập ngoài lãi trong năm 2018.

3. VNPT hoàn tất bàn giao Công ty Tài chính Bưu điện cho SeABank

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có thông báo về việc hoàn thành bàn giao Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF) cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).

Trước đó, SeABank đã đấu giá mua thành công Công ty Tài chính PTF vào ngày 1/2 với mức giá thành công 710 tỷ đồng. Thương vụ này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận vào ngày 22/5.

4. Ngân hàng Nhật từng được Thủ tướng đặt vấn đề mua NH Việt, lập văn phòng đại diện ở TP HCM

Thống đốc NHNN cho phép Ngân hàng The Senshu Ikeda Bank, Ltd. Quốc tịch Nhật Bản, có trụ sở chính tại thành phố Osaka, Nhật Bản được thành lập Văn phòng đại diện tại TP HCM.

Được biết, vào năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đặt vấn đề Ngân hàng Senshu Ikeda có thể tham gia mua lại ngân hàng yếu kém của Việt Nam.

5. Giá bitcoin hôm nay (12/9): tiếp tục giảm, tổng giá trị thị trường thấp kỉ lục

Hôm qua, nhà sáng lập của sàn OKCoin và OKEx, sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 thế giới, Star Xu, vừa bị bắt và tạm giam 24 giờ ở Trung Quốc do nghi ngờ liên quan đến vụ lừa đảo tiền kỹ thuật số, theo tin từ Sina News.

Cùng với đó, gã khổng lồ về mạng xã hội ở Trung Quốc WeChat với 1 tỷ người dùng vừa cấm trang chính thức của công ty khai thác tiền kỹ thuật số Bitmain cũng như những kênh "tin tức nóng" về tiền kỹ thuật số khác.

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận lúc 8h15 là 6.263,82 USD, giảm 0,97% so với 24 giờ trước. Đồng thời, tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số ghi nhận được vào thời điểm 8h22 là 191,43 tỷ USD, giảm 5 tỷ USD so với con số của ngày 11/9.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Cơ hội M&A trong thị trường bảo hiểm tại Việt Nam

VDSC cho rằng việc thâm nhập thị trường thông qua mua bán sáp nhập (M&A) các công ty bảo hiểm sẽ không còn nhiều cơ hội khi hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn đã hoàn thành việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước nước ngoài. Nhưng có lẽ cơ hội vẫn còn trong mảng phi nhân thọ.

Cơ hội M&A trong thị trường bảo hiểm tại Việt Nam không còn nhiều

Theo nhận định của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trên toàn cầu do tỷ lệ xâm nhập thấp, tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây và tiềm năng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo tăng 6 - 6,2%/năm trong ít nhất 5 năm tới (theo OECD).

co hoi cho ma trong thi truong bao hiem van con o mang phi nhan tho

Thực tế, hoạt động M&A trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam đã bùng nổ trong những năm gần đây. Trong đó, quan hệ đối tác là cách các công ty bảo hiểm nước ngoài đang áp dụng để bước chân vào thị trường Việt Nam.

Và thời gian đã chứng minh rằng trong một ngành non trẻ và cạnh tranh quyết liệt, mô hình hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiểu biết về thị trường, pháp luật và văn hóa kinh doanh sẽ là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường.

Bên cạnh đó VDSC cho rằng, do cạnh tranh gay gắt sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới nên quan hệ hợp tác sẽ là hình thức M&A chính trong thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm tới.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty bảo hiểm lớn và hoạt động hiệu quả trong nước đã hoàn thành việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước nước ngoài. Điển hình như Sumitomo của BVH, HDI Global SE (Talanx sở hữu 100%) của PVI, Samsung Fire and Marine Insurance của PGI, DongBu của PTI, Fairfax của BIC, Metlife của BIDV hoặc AXA của BMI. Vì vậy, cơ hội cho những thương vụ mới có thể không nhiều.

Cơ hội vẫn còn ở mảng phi nhân thọ

Đối với bảo hiểm nhân thọ, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm là công ty nước ngoài, trừ Bảo Việt Life. Nhiều công ty là những công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới với năng lực vốn mạnh và chuyên môn lâu đời. Có đến 18 công ty bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh trong một thị trường quy mô rất nhỏ. Do đó, đối với các nhà đầu tư mới, đây sẽ là một thách thức để tham gia vào thị trường.

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, kể từ năm 2011, tỷ trọng trong tổng phí bảo hiểm của bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm sức khỏe đã tăng từ 46% năm 2011 lên 61% vào cuối tháng 6 năm 2018. Điều này cho thấy trọng tâm của ngành đã chuyển từ bán buôn (cung cấp bảo hiểm cho các công ty) sang bán lẻ (cung cấp bảo hiểm cho cá nhân).

Mặt khác, các sản phẩm chất lượng cho khách hàng cá nhân vẫn còn thiếu. Vì vậy, tiềm năng của phân khúc này cho các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn còn, do họ có chuyên môn sâu trong phân khúc bán lẻ. Bên cạnh đó, các công nghệ trên nền tảng kỹ thuật số sẽ là một yếu tố chính được phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và kinh nghiệm quản lý.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Bất động sản được đưa ra đấu giá gồm cả nhà ở, đất trồng cây

Các bất động sản được đưa ra đấu giá gồm cả nhà ở, đất trồng cây, đất làm khu sinh thái,... Từ các quận nội thành đến ngoại thành Hà Nội. Giá khởi điểm của 6 mảnh đất này dao động từ 2,5 tỷ đồng đến 17,1 tỷ đồng.
agribank lai phat mai hang loat bat dong san o ha noi

Sau khi liên tiếp đưa ra đấu giá hàng loạt các khoản nợ và tài sản đảm bảo với tổng giá trị khởi điểm lên đến gần 200 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) lại tiếp tục thông báo phát mãi nhiều bất động sản tại Hà Nội.

Giá trị khởi điểm đấu giá của 6 mảnh đất này dao động từ 2,5 tỷ đồng đến 17,1 tỷ đồng. Tổng giá khởi điểm là gần 66 tỷ đồng.

Trong số các bất động sản được đưa ra đấu giá gồm cả nhà ở, đất trồng cây, đất làm khu sinh thái,... Từ các quận nội thành đến ngoại thành Hà Nội.

Theo thông báo từ Agribank, những người có nhu cầu mua lại các tài sản này sẽ được quyền xem hồ sơ và đất đai đưa ra đấu giá. Dự kiến phiên đấu giá sẽ tổ chức trong tháng 9 này.

Danh sách tài sản bán phát mãi của Agribank tại Hà Nội

agribank lai phat mai hang loat bat dong san o ha noi
Nguồn: Trúc Minh tổng hợ

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Nam A Bank đã nộp đầy đủ tài liệu bảo cáo

Nam A Bank đã nộp đầy đủ tài liệu bảo cáo về đợt phát hành cổ phiếu này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Dự kiến nếu phát hành xong, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 332 tỷ đồng.
nam a bank chuan bi phat hanh 33 trieu co phieu de tra co tuc
Ngân hàng TMCP Nam Á - Nam A Bank (Nguồn: Nam A Bank)

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Phương án phát hành cổ phiếu sẽ được thực hiện theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2018 (28/4/2018) và các nghị quyết đã được HĐQT Ngân hàng thông qua trước đó.

Theo đó, Nam A Bank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng hiện nay lên 5.000 tỷ đồng thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu trong năm 2018.

Đợt 1, tăng vốn điều lệ thêm hơn 332 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức, tỷ lệ 11%, tương đương khoảng 33 triệu cổ phiếu.

Đợt 2, tăng vốn điều lệ thêm gần 1.648 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu phổ thông mới.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên vừa công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Nam A Bank đạt hơn 335 tỷ đồng gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch lợi nhuận năm nay (320 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 267 tỷ đồng gấp 3,3 lần.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Tỷ giá đồng Nhân dân tệ c���a Trung Quốc giữ ở vùng cao nhất

Tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giữ ở vùng cao nhất 2 tuần rưỡi trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, sau khi Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) đưa "yếu tố chống chu kỳ" trở lại việc thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày.
gia nhan dan te cao nhat 2 tuan ruoi sau dong thai cua trung uong
Từ đầu năm đến nay, Nhân dân tệ đã giảm giá 4,5% so với USD.

Sự hồi giá của Nhân dân tệ diễn ra sau chuỗi 10 tuần giảm liên tiếp khiến thị trường tài chính toàn cầu lo ngại và Washington nghi ngờ Bắc Kinh thao túng tỷ giá.

Theo tin từ Reuters, động thái của PBoC được xem như tín hiệu mới nhất cho thấy Chính phủ Trung Quốc không muốn Nhân dân tệ giảm giá sâu hơn, vì nếu đồng tiền này tiếp tục mất giá, các dòng vốn có thể tháo chạy khỏi Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đã có nhiều dấu hiệu giảm tốc.

Việc đưa "yếu tố chống chu kỳ" trở lại việc thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày đồng Nhân dân tệ được Trung Quốc công bố vào ngày thứ Sáu, sau khi vòng đàm phán thương mại Trung-Mỹ diễn ra tại Washington không mang lại kết quả. Mỹ dự kiến sẽ quyết định áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc vào tháng tới, và một động thái như vậy của Washington có thể khiến sức ép mất giá đối với Nhân dân tệ càng lớn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá để giảm bớt tác động của hàng rào thuế quan Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.

PBoC nói rằng việc điều chỉnh cách tính toán tỷ giá tham chiếu là nhằm giữ cho tỷ giá ổn định hơn trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và căng thẳng thương mại leo thang, nhưng không nói rõ sự thay đổi đó là như thế nào.

Gần đây, do hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ-Trung sẽ có sự nhượng bộ trong đàm phán thương mại, nên hầu hết các nhà quan sát đều dự báo đồng Nhân dân tệ sớm muốn gì cũng sẽ thử phá ngưỡng tâm lý quan trọng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Tuy nhiên, sau động thái của PBoC, một số chuyên gia tin rằng Nhân dân tệ sẽ giữ được mốc này, ít nhất trong 2-3 tháng tới.

"Động thái của PBoC củng cố quan điểm của chúng tôi rằng phá giá Nhân dân tệ không phải là một vũ khí trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay", một báo cáo của ngân hàng Mizuho có đoạn viết. "Điều đó cũng phù hợp với nhận định của chúng tôi rằng Nhân dân tệ sẽ không phá ngưỡng 7 Nhân dân tệ tương đương 1 Nhân dân tệ và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ không giảm dưới mốc 3 nghìn tỷ USD".

Trước khi thị trường mở cửa ngày thứ Hai, PBoC nâng tỷ giá tham chiếu Nhân dân tệ mạnh hơn dự báo, lên mức 6,8508 Nhân dân tệ/USD, tăng 0,3% so với mức hôm thứ Sáu.

Mở cửa tại thị trường Trung Quốc đại lục, tỷ giá Nhân dân tệ giao ngay tăng lên 6,808 Nhân dân tệ/USD, mức cao nhất kể từ ngày 8/8. Tại thị trường Hồng Kông, tỷ giá Nhân dân tệ tăng lên 6,7818 Nhân dân tệ/USD, cao nhất kể từ ngày 31/7.

Động thái chính sách của PBoC đã khiến một số nhà đầu tư bán ra USD để mua Nhân dân tệ từ tối ngày thứ Sáu, nhưng Nhân dân tệ khó tăng giá mạnh hơn vào sáng ngày thứ Hai - khi nhiều nhà đầu tư cho rằng Nhân dân tệ đang vấp phải ngưỡng kháng cự 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD.

BPoC lần đầu đưa "yếu tố chống chu kỳ" vào tính toán tỷ giá tham chiếu vào tháng 5/2017, khi đồng Nhân dân tệ tăng giá so với USD. Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng yếu tố này được sử dụng theo cả hai chiều trong nhiều dịp: để kiềm chế đà tăng và cả hạn chế sự giảm của tỷ giá khi cần. Giới giao dịch tin rằng lần gần đây nhất yếu tố này được dùng là vào đầu năm 2018, khi Nhân dân tệ tăng giá.

Ngoài chiến tranh thương mại, Nhân dân tệ còn chịu áp lực giảm từ sự trái chiều chính sách tiền tệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tiếp tục nâng lãi suất thêm 2 lần thời gian từ nay đến cuối năm, trong khi Trung Quốc bắt đầu dịch chuyển theo hướng nới lỏng chính sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Động thái của PBoC giúp Nhân dân tệ tăng giá vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước, nhờ đó tránh được tuần giảm giá thứ 11 liên tiếp. Tuy nhiên, chuỗi 10 tuần giảm trước đó là thời kỳ giảm giá liên tục dài nhất của Nhân dân tệ kể từ khi Bắc Kinh tiến hành hợp nhất tỷ giá năm 1994.

Từ đầu năm đến nay, Nhân dân tệ đã giảm giá 4,5% so với USD.