Trong tuần trước, trong khi giá lúa gạo nguyên liệu chưa thực sự khởi sắc nhưng giá gạo thành phẩm lại đồng loạt tăng.
Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 29/3 (đơn vị: đồng/kg)
Loại
Giá
Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.200 - 6.300 -
Lúa khô loại dài 6.600 - 6.700 -
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 7.800 - 7.900 - 100
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 7.700 - 7.800 + 100
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.200 - 9.300 + 100
Gạo thành phẩm 15% tấm 9.000 - 9.100 + 200
Gạo thành phẩm 25% tấm 8.700 - 8.800 + 100
(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Tính đến ngày 29/3, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùn ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 980.000 ha trên tổng diện tích gieo cấy 1,6 triệu ha, với năng suất khoảng 6,5 – 6,6 tấn/ha.
Ảnh: The Japan Times
Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn
Tại Thái Lan, giá giảm vì vì không có thỏa thuận mới. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang tìm kiếm các thỏa thuận mới tại Indonesia và Philippines nhưng nhu cầu không tăng. Nhiều nhà xuất khẩu tăng mua do đặt cược vào các thỏa thuận với các thị trường Đôn Nam Á. Tuy nhiên, mới đây chính phủ thôg báo sẽ mua 44.000 tấn gạo dành cho tiêu thụ từ tồn kho quốc gia vào tháng 4 và tháng 5. Việc bán gạo tồn kho có thể đẩy giá cao hơn trong tháng tới.
Tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu tăng do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tăng. Nhu cầu từ châu Phi và châu Á cũng tốt hơn tuần trước.
Tại Pakistan, xuất khẩu gạo của Pakistan tăng mạnh trong 8 tháng (tháng 7/2017-02/2018) của năm tài khóa hiện tại lên 1,262 tỷ USD và 2,67 triệu tấn.
Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn
Tại Philippines, chính phủ nước này dự kiến nhập khẩu 250.000 tấn gạo đến cuối tháng 5 theo hình thức chính phủ - tư nhân, hay gọi là đấu thầu mở. Các điều khoản sẽ giống như năm ngoái. Ngoài ra, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines được yêu cầu phải tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất cũng như tăng năng suất.
Tại Bangladesh, nước này đã nhập khẩu hơn 3,5 triệu tấn trong giai đoạn tháng 7 - tháng 3, cao hơn mức kỷ lục nhập khẩu hàng năm trước đây, số liệu từ Bộ Lương thực Bangladesh cho biết. Bangladesh có thể mua thêm gạo tron vài tháng tới, do giá cao trên thị trườn nội địa.
Tại Hàn Quốc, chi phí sản xuất gạo bất ngờ tăng trong năm 2017, sau 3 năm giảm liên tiếp trước đó. Cụ thể, nông dân chi tiêu tổng cộng 648 USD để trồng lúa trên diện tích 1.000m2 trong năm qua, tăng 2,5% so với năm trước, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc. Tổng chi phí, bao gồm tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu, tăng 1,6% so với năm trước; và chi phí thuê đất và những vật tư gián tiếp khác tăng 4,3%.
Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á
Giá gạo tiếp tục vững tại thị trường châu Á tuần qua. Trong đó, giá Thái Lan tiếp tục tăng nhờ thị trường gạo nội địa nhận được quan tâm từ bên mua, nhưng nhu cầu Trung Đông và châu Phi vẫn yếu.
Ngoài ra, giá Pakistan cao hơn vì đồng rupee Pakistan giảm giá và đấu thầu thành công với Indonesia. Giá gạo đồ và gạo tấm tại Ấn Độ giảm khi nguồn cung từ vụ thu hoạch mới chuẩn bị được bán ra.
Trong ngắn hạn, nhu cầu của Indonesia, Malaysia và sắp tới là Philippines, cùng với nhu cầu mua của Trung Quốc, sẽ chi phối thị trường châu Á.
Cụ thể, trong thời gian tới dự báo sẽ có nhu cầu từ Philippines với đấu thầu NFA và MAV 2017, nhưng nhu cầu từ Trung Đông và châu Phi giảm, có thể khiến giá không thể tăng thêm. Nhu cầu châu Phi sẽ là yếu tố quan trọng dẫn dắt khuynh hướng giá trong thời gian tới.